- Về các doanh nghiệp trên địa bàn: Trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh ngành Than có lịch sử phát triển nhiều năm, do vậy hệ thống đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo rất bà
4. Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đến sự phát triển bền vững ngành CN chế biến chế tạo ở Quảng Ninh
chế biến chế tạo ở Quảng Ninh
Từ những chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh, các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự phát triển phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh.
Đầu tiên phải kể đến vai trò đầu tàu và nền tảng của các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Quảng Ninh. Nguồn vốn là yếu tố ban đầu không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nguồn này chủ yếu được thu hút bởi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý KKT Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 KKT, 10 KCN, trong đó 6/10 KCN đã có dự án thứ cấp; 4/10 KCN có chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB, nhưng chưa có dự án thứ cấp. Tính đến thời điểm này, các KCN, KKT trên địa bàn có 72 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,2 tỷ USD, chiếm 56,25% tổng số dự án FDI toàn tỉnh và chiếm 44,44% tổng vốn FDI đăng ký trên địa bàn toàn tỉnh còn hiệu lực. Riêng trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã thu hút được 37 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.421 USD, chiếm 43,83% tổng vốn FDI trên địa bàn KCN, KKT còn hiệu lực. Các KCN, KKT của tỉnh bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư FDI lớn, có năng lực, kinh nghiệm đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Amata (Thái Lan), Rent A Port (Bỉ); TCL (Trung Quốc), Foxconn (Đài Loan), Bumjin (Hàn Quốc), Toray, Yazaky (Nhật Bản), Wilmar (Singapore)... Các dự án FDI trong KCN, KKT của tỉnh chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản (hạ tầng KCN, nhà xưởng cho thuê), dệt may, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến thực phẩm và một số ngành nghề khác. [4]
Nếu như các doanh nghiệp FDI đóng vai trò đầu tàu và nền tảng cho phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Các doanh nghiệp phụ trợ đóng vai trò kết nối với các doanh nghiệp FDI đa quốc gia, sản xuất vật liệu, linh kiện, phụ liệu cung cấp cho các doanh nghiệp FDI thay thế hàng nhập khẩu đặc biệt trong tình hình đại dịch Covid 19 còn diễn biến phức tạp, nguồn nguyên liệu nhập khẩu khó khăn. Cuối năm 2020, dự án đầu tư xây dựng tổ hợp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng chính thức được khởi động tại Thành phố Hạ Long cho thấy sự vào cuộc của các địa phương và doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược phát triển Công nghiệp hỗ trợ cũng như Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam.
Những sản phẩm của Tổ hợp sẽ không dừng lại là nguồn cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô hiện tại của Tập đoàn Thành Công, mà còn hướng tới xuất khẩu, giúp ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam tiếp cận tới các thị trường khu vực và thế giới.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo của Tỉnh không ngừng đổi mới, đa dạng hóa ngành nghề sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phát huy vai trò tiên phong đổi mới sáng tạo, chủ động lợi thế sẵn có để tăng năng lực cạnh tranh, chủ động nghiên cứu công nghệ mới góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Một số ví dụ về doanh nghiệp chế biến chế tạo tiên phong trong đổi mới, sáng tạo trong địa bàn tỉnh như công ty Cổ phần gốm Đất Việt là một trong những doanh nghiệp được tỉnh công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, công ty không ngừng cải tiến, sáng tạo cho ra sản phẩm mới chất lượng tính năng ưu việt đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, tiên phong đi đầu trong thực hiện phong trào năng suất, chất lượng của tỉnh, áp dụng thành công mô hình quản lý chất lượng ISO90012015, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400012015 và công cụ 5S.
Cộng đồng các doanh nghiệp chế biến chế tạo là môi trường và nơi định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến chế tạo đòi hỏi nguồn nhân lực phải chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của ngành. Việc đào tạo tại các trường Đại học ngày nay có nhiều đổi mới nhưng để có tay nghề vững vẫn cần có sự đào tạo tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tạo điều kiện đưa người lao động đi giao lưu học hỏi, rèn luyện tay nghề phù hợp với nhu cầu thực tế, góp phần tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng.
Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh là các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp này chủ yếu dùng thiết bị máy móc, công nghệ, nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài, làm giảm giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu. Thêm vào đó, trong 24 mã ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh, nhiều mã ngành chưa đáp ứng được kỳ vọng, theo kịp xu hướng phát triển của thế giới, như: Công nghiệp chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; sản xuất máy móc thiết bị mỏ. Riêng đối với ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản, cơ bản các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở sơ chế và chế biến thô, chưa có chiến lược phát triển sản phẩm chế biến sâu phục vụ cho xuất khẩu; chưa tạo được mối liên kết có hiệu quả và ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến với cơ sở sản xuất nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra. Với những tồn tại đó, để tạo động lực cho các doanh nghiệp phát huy được vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cần có chính sách, định hướng phù hợp tạo điều kiện và thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động.