Phát triển Công nghiệp CBCT cần gắn liền với hoạt động đổi mới sáng tạo

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 60 - 64)

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo

2. Phát triển Công nghiệp CBCT cần gắn liền với hoạt động đổi mới sáng tạo

xuất phát từ sự thay đổi có tính đột phá về công nghệ sản xuất. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai xuất phát từ các phát minh, sáng chế liên quan đến cơ khí, chế tạo. Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thứ tư thì xuất phát từ những phát minh, sáng chế về điện tử, cơ điện tử. Chính các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp đầu chuỗi trong các ngành công nghiệp CBCT là những người tiền phong trong việc tạo ra các công nghệ này và hầu hết các tập đoàn này đều thuộc về các nước có ngành công nghiệp phát triển. Sự phát triển đột phá, đổi mới sáng tạo của ngành công nghiệp CBCT là nền tảng của các cuộc cách mạng công nghiệp. Đây là nguyên nhân chính mà phát triển Công nghiệp CBCT cần gắn liền với hoạt động ĐMST. ĐMST là động lực chính thúc đẩy sự phát triển Công nghiệp CBCT. Việt Nam đã tuân theo quy luật này và phát triển ra sao?

Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang dần thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, với sự dẫn đầu là công nghiệp CBCT. Thay đổi về cơ cấu kinh tế sẽ dẫn tới thay đổi về cơ cấu lao động, chúng ta dễ thấy công nghiệp CBCT cũng là nguồn cung việc làm dài hạn và thu nhập ổn định cho lao động nước ta. Nó hấp thụ lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp.

Việt Nam với dân số ở độ tuổi lao động chiếm trên 50% tổng dân số được đánh giá đang trong thời kỳ dân số vàng. Đây là vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với nền kinh tế. Công nghiệp CBCT là ngành tạo việc làm chủ yếu cho nền kinh tế, nhưng trong nội bộ ngành CBCT, số việc làm của mỗi ngành cấp 2 lại khác nhau.

Nhìn vào sơ đồ hình 3, ta dễ thấy các ngành tạo việc làm chính là chế biến thực phẩm, may mặc và da giày. Điện tử phát triển nhanh thời gian gần đây như một ngành thâm dụng lao động, tạo việc làm chủ yếu. Các ngành khác, như cao-su - nhựa, cơ khí, ô-tô cũng có xu hướng tăng nhu cầu lao động, phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu công nghiệp.

Hình 3. Biểu đồ thể hiện lao động trong ngành CBCT theo phân ngành cấp 2 (Người) Nguồn: niên giám thống kê năm 2019[6]

Nhằm tận dụng có hiệu quả cơ hội trong thời kỳ dân số vàng, bên cạnh việc tạo ra nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động, thì chất lượng việc làm cũng cần được chú ý, tức là những việc làm tạo ra năng suất và thu nhập cao. Đây chính là nhân tố quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Trong nội ngành công nghiệp CBCT cần có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động sang các ngành năng suất cao hơn, sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Đến một thời điểm nào đó, khi không còn thời kỳ dân số vàng, những người trong độ tuổi lao động khan hiếm thì nền kinh tế của đất nước sẽ mắc bẫy thu nhập trung bình.

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững thì các sản phẩm công nghiệp Việt Nam cần có giá trị gia tăng tạo ra trong nước cao hơn và ít phụ thuộc, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu. Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách và biện pháp nhằm đẩy mạnh ngành Công nghiệp CBCT. Một trong những

điều quan trọng nhất để thực hiện được mục tiêu trên đó chính là thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc vấn đề này và đã có những chính sách nhằm định hướng gắn kết phát triển Công nghiệp CBCT và đổi mới sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ tập trung phát triển mạnh công nghiệp CBCT gắn với công nghệ thông minh, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. [8]

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam có thể kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA - Free Trade Agreement), trong đó có 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), giúp nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.[7] Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi và tận dụng những thành quả đổi mới sáng tạo với khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là thách thức rất lớn buộc công cuộc đổi mới sáng tạo Việt Nam phải phát triển nhằm theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Bộ Chính trị đề ra Nghị quyết số 52-NQ/TW “về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã đưa ra chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia, xác định đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, mà trọng tâm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là công nghiệp CBCT.

Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, để ngành công nghiệp CBCT phát triển, các địa phương cần tập trung bố trí các nguồn lực để xây dựng và triển khai chính sách phát triển công nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm cải thiện năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Khẳng định sự gắn kết không thể tách rời giữa phát triển ngành công nghiệp CBCT và đổi mới sáng tạo.

Với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy Việt Nam đang đi đúng hướng, tuân theo quy luật tất yếu để phát triển công nghiệp CBCT cần gắn kết với đổi mới sáng tạo. Để đất nước có thể phát triển hơn nữa, thì cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ với những chủ trương, chính sách kịp thời và phù hợp, cùng sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp, cơ quan cùng với thế hệ trẻ tài năng của đất nước.

3. Kết luận

Công nghiệp CBCT đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Để ngành công nghiệp CBCT phát triển thì cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia. Không đổi mới sáng tạo chúng ta sẽ mắc kẹt trong hố giá trị gia tăng thấp, bẫy thu nhập trung bình. Để đạt được mục tiêu đến 2030, Việt Nam trở thành nước phát triển công nghiệp hiện đại trung bình cao, phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường mạnh mẽ như Thủ tướng Chính phủ đã nhận định.[11]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].https://vietnamnet.vn/vn/hop-tac/cong-nghiep-ho-tro/chuyen-dong-doanh- nghiep/cong-nghiep-che-bien-che-tao-dong-luc-chinh-cho-phat-trien-kinh-te-603769.html [2].https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/doi-moi-sang-tao-thuc-day-tang-truong-635296/ [3].https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/- /asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/phat-trien-cong-nghiep-che-bien-che-tao-o-viet- nam-nhan-thuc-va-dinh-huong-chinh-sach. [4]. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-doi-moi-sang-tao-viet-nam-phat-trien-va-

vuon-minh-ra-the-gioi-572627.html. [5]. https://vneconomy.vn/nam-2020-viet-nam-xuat-sieu-ky-luc-nhieu-mat-hang-vuot- chuc-ty-usd.htm. [6]. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh- kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/. [7]. http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cong-nghiep-che-bien-che-tao-tao-them- khoang-300000-viec-lam-moi-nam/419058.vgp. [8]. https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/gan-ket-nhiem-vu-khcn-va-doi-moi- sang-tao-voi-cac-nhiem-vu-phat-trien-kt-xh-20210217112747319.htm. [9]. https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/phat-trien-cong-nghiep-che- bien-che-tao-o-viet-nam-nhan-thuc-va-%C4%91inh-huong-chinh-sach-phan-1--20702- 3101.html. [10].https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam- 631311/#:~:text=Theo%20B%E1%BB%99%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20Nguy%E1% BB%85n%20Ch%C3%AD,USD%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20th%E1%BB%A9%206 %20ASEAN. [11].https://tuoitre.vn/thu-tuong-doi-moi-sang-tao-la-chia-khoa-thanh-cong- 20210109111816761.htm. [12].http://hdll.vn/vi/tin-tuc/doi-moi-sang-tao-tro-thanh-dong-luc-tang-truong- moi.html.

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)