Một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 33 - 36)

ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh

3.1. Cơ chế, chính sách

Cơ chế chính sách là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Chính quyền các cấp cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách đủ mạnh thuộc thẩm quyền trong việc thu hút đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số thông qua các trường đại học, cao đẳng nghề trong tỉnh như: Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh, Trường Đại học Hạ Long, Trường cao đẳng nghề Việt - Hàn và các cơ sở dạy nghề chất lượng cao,vv... Hỗ trợ, khuyến khích học tập đối với sinh viên bằng các hình thức như bố trí chỗ ăn ở vui chơi hợp lý, miễn phí đối với sinh viên nghèo, đưa ra các gói học bổng nhằm kích cầu học tập, học đi đôi với hành, rèn luyện thể chất, tinh thần hứng khởi bằng các hoạt động ngoại khóa. Tạo nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực dành cho sinh viên ngay từ khâu đầu

vào và trong quá trình học tập, nếu có kết quả rèn luyện và học tập tốt sẽ được hưởng nhiều chính sách khen thưởng, hỗ trợ tiền ăn, học phí. Những sinh viên nhà ở xa trường cần trợ cấp các gói hỗ trợ chỗ ở miễn phí hoặc một phần kinh phí thuê nhà. Song song với đó nên đẩy mạnh những giải pháp về cơ chế chính sách phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, công chức theo từng ngành, từng lĩnh vực. Số liệu thống kê trong giai đoạn 2015-2020, số cán bộ công chức, viên chức của Quảng Ninh được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng ước khoảng 145 nghìn lượt. Trong đó, kinh phí bỏ ra hơn 260 tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng cho gần 47 nghìn lượt cán bộ, với gần 800 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài. Số lượng cán bộ công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài là hơn một nghìn lượt. Đội ngũ cán bộ qua đào tạo, bồi dưỡng đã phần nào khẳng định, phát huy được trình độ, năng lực của mình, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ[3]. Với đặc thù là một ngành chủ lực việc chuyển từ nền công nghiệp gia công, lắp ráp sang công nghiệp chế biến, chế tạo, đòi hỏi khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực là rất lớn, do vậy rất cần thiết phải trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức trong quá trình làm việc nhóm, phát huy sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm ... tuy nhiên hiện nay phần lớn lao động lại xuất thân từ nông thôn, mang tác phong sản xuất nông nghiệp, chưa thực hiện đúng nội quy về giờ giấc và hành vi, ý thức, kỷ luật lao động. Tác phong công nghiệp của người lao động cũng còn thấp, do đó cần phải chú trọng đưa ra các cơ chế chính sách mềm mỏng, ưu đãi nhằm khuyến khích đào tạo các kỹ năng nghề cho lao động ở tại các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo kết hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm bắt kịp xu hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

3.2. Gắn đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp

Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp là vấn đề cơ bản nhất mang nhiều yếu tố về lợi ích kinh tế, vừa giải quyết được đầu ra trong đào tạo vừa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp tránh được các rủi ro về thừa thiếu việc làm, đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế xã hội. Tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau đào tạo với doanh nghiệp, động viên mọi thành phần kinh tế tham gia. Chú trọng đào tạo đa dạng ngành nghề và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Kết hợp hài hòa giữa đào tạo, đào tạo lại với thu hút nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô, chất lượng dân số. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang đòi hỏi khối lượng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, tay nghề vững tiếp cận được các công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại, qua đó cho thấy việc doanh nghiệp hợp tác thường xuyên với các cơ sở đào tạo, song phương bằng các hình thức như hỗ trợ và tiếp nhận học sinh, sinh viên đến tham quan, thực tập, hoặc các hình thức khác như: Cùng kết hợp xây dựng chương trình đào tạo hay gửi người lao động đến cơ sở đào tạo từ đó sẽ khắc phục được khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ thuật và tay nghề cao của doanh nghiệp, đồng thời giảm được nhiều nguồn chi phí, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc đối với cả doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, mà đặc biệt là tránh được tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu việc làm, giảm thiểu nguy cơ thất nghiệp trong thị trường lao động. Đối với các cơ sở đào tạo cũng cần thiết lập bộ phận chuyên trách quan hệ với doanh nghiệp để tạo thế chủ động trong mối quan hệ cung-cầu lao động thông qua đào tạo. Doanh nghiệp thì cần cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho cơ quan quản lý Nhà nước và quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia phát triển dạy nghề, tăng đầu tư vào nguồn nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nói riêng. Tạo mối liên hệ giữa đào tạo chuyên môn kỹ thuật với nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc gắn kết nhằm khuyến khích các trường tuyển sinh đào tạo các ngành học mũi nhọn trong ngành kinh tế, như là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Cùng với đó là mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, học sinh, sinh viên, người lao động học tập, nâng cao trình độ đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Nếu nói phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là linh hồn của nền kinh tế thì cơ sở hạ tầng được ví là xương sống vô cùng quan trọng, tiền đề cho mọi sự phát triển thịnh vượng, nhìn vào cơ sở hạ tầng của một địa phương nào đó là có thể biết được nền kinh tế của địa phương đó có phát triển hay không. Để có một nền công nghiệp phát triển mà đặc biệt là phát triển về công nghiệp chế biến chế tạo thì điều kiện cần có là phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đây là việc làm được tiến hành song song với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng cơ sở hạ tầng luôn đòi hỏi nguồn lực lớn dồi dào, do vậy sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà nước với tư nhân, doanh nghiệp, trường học với các cơ quan ban ngành, chú trọng đến giải pháp cốt lõi là quy hoạch mặt bằng sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; nguồn nhân lực sẵn có, dễ tiếp cận, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo về an ninh, an toàn, thân thiện. Các trường trong khối đào tạo cần tự chủ và đổi mới, nâng cấp các thiết bị máy móc trong công tác thực hành thực tập, giúp sinh viên áp sát với thực tế đồng thời bắt kịp với sự phát triển không ngừng của xã hội.

Cùng với đó, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại tạo môi trường làm việc và môi trường sống văn minh, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động và chất lượng cuộc sống cho người dân.

4. Kết luận

Qua các giải pháp nêu trên, có thể thấy nếu tháo gỡ được các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mà đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ, với hy vọng quyết tâm vào cuộc của các cấp, các ban ngành, các chính sách của Đảng, Nhà nước và từng bước đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, sự quan tâm chặt chẽ và phối kết hợp giữa các doanh nghiệp, hiệp hội với các cơ sở đào tạo sẽ từng bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao, có kỹ năng, có tính chuyên nghiệp, đẳng cấp, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của các ngành công nghiệp mũi nhọn, như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần chung tay phát triển nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quang Thọ (12/3/2021), "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh", Báo nhân dân điện tử, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/Day-manh-phat- trien-cong-nghiep-che-bien-che-tao-o-quang-ninh

[2]. Thu Lê (20/2/2021), "Các KCN, KKT Quảng Ninh: Nền tảng quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ", Đầu Tư online-Diễn đàn đầu tư-Kinh doanh , https://amp.baodautu.vn/cac-kcn-kkt-quang-ninh-nen-tang-quan-trong-de-phat-trien-cong- nghiep-che-bien-che-tao-d138124.html

[3]. Quang Thọ (6 tháng trước nhandan.com.vn), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ninh ", Báo nhân dân.com.vn , https://cungcap.net/vi/n/1285427-phat- trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o-quang-ninh

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)