Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 38 - 41)

- Về các doanh nghiệp trên địa bàn: Trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh ngành Than có lịch sử phát triển nhiều năm, do vậy hệ thống đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo rất bà

3. xuất một số giải pháp

Để giải quyết bài toán tưởng là dễ nhưng rất nan giải này, cần có nhiều giải pháp tổng thể, đòi hỏi các cấp chính quyền, các ban ngành chuyên môn, các trường học và các doanh nghiệp tích cực tham gia mới có hiệu quả đích thực. Trong khuôn khổ bài viết này, xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

- Tiếp tục các hoạt động xúc tiến mối quan hệ giữa khối các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn: Những năm gần đây, nhất là năm 2020, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều xúc tiến và hoạt động tích cực để kết nối mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh với các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp. Chẳng hạn cuộc Hội thảo đào tạo nghề nghiệp gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp do Sở Lao động -Thương bình và Xã hội tổ chức ngày 27/5/2019 tại Uông Bí (Hình 1) [3].

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, người học và xã hội về lĩnh vực đào tạo. Các năm trước đây tâm lý sính bằng cấp phổ biến trong dân chúng và xã hội nên mọi người, mọi nhà đều dồn vào học đại học, không thèm học trường nghề. Nhưng mấy năm gần đây, đặc biệt là khi các khu công nghiệp được mở ra, nhu cầu lao động tăng vọt cộng với nhiều năm tốt nghiệp đại học ra trường khó xin việc làm, chi phí cho học đại học lớn, thời gian học lâu nên nhiều phụ huynh và học sinh chuyển sang xu thế lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài trong các khu công nghiệp còn gọi là đi làm “Công ty” chứ cũng không học các trường nghề nữa. Việc đi làm cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao động không chỉ trong tỉnh mà trên địa bàn toàn quốc. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là số lượng lao động phổ

thông chiếm đa số, lao động qua đào tạo trong các trường Đại học, trường nghề được làm đúng chuyên môn nghề được đào tạo rất ít. Số này phải được đào tạo lại tại doanh nghiệp. Lượng lao động phổ thông này có kiến thức về nghề nghiệp không nhiều, chỉ chuyên thực hiện một công việc giản đơn, do vậy sau này khi chuyển đổi cơ chế, khi đã có tuổi đời thì khó khăn cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài về sau. Thực tế làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã chứng minh điều đó khi người lao động đã có tuổi. Do vậy, việc tăng cường tuyên truyền nhận thức về trang bị kiến thức cho người lao động qua các trường đào tạo chuyên môn, đồng thời có cơ chế chính sách thu hút người học, nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất ở tất cả các ngành nghề mà tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh nói chung và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng.

Hội thảo đào tạo nghề nghiệp gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp

- Cần có chính sách thu hút người học các lĩnh vực kỹ thuật, nhất là các ngành, chuyên ngành về chế biến, chế tạo cho khối sinh viên đại học. Hiện nay mới có chế độ ưu đãi cho nhóm ngành nghề trọng điểm của khối nghề cho cơ sở đào tạo. Bậc đại học mới có chế độ khuyến khích ưu đãi cho sinh viên trường Đại học Hạ Long, còn sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là nhóm trực tiếp phục vụ cho các ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng đang nằm ngoài nhóm đối tượng ưu tiên này.

- Gắn kết doanh nghiệp với nhà trường để đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Các nhà trường phải gắn liền với doanh nghiệp, điều chỉnh chương trình giảng dạy của mình sao cho sát thực nhất với yêu cầu của doanh nghiệp để khi người học ra trường tiếp cận ngay được công việc, doanh nghiệp đỡ mất thời gian để đào tạo lại. Ngoài ra nhà trường phải lấy doanh nghiệp làm địa điểm thực tập cho sinh viên của mình để vừa tận dụng được cơ sở vật chất (rất hiện đại so với cơ sở vật chất của nhà trường) của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo của mình mà doanh nghiệp cũng góp phần được vào công tác đào tạo người học đúng với yêu cầu thực tế sản xuất. Có thể nhà trường liên kết với doanh nghiệp để đào tạo đội ngũ công nhân do doanh nghiệp tuyển chọn hoặc nhà trường tuyển sinh đào tạo để cung cấp lao động cho doanh nghiệp có địa chỉ rõ ràng (còn gọi là đào tạo theo địa chỉ).

- Cơ quan quản lý lao động trên địa bàn của tỉnh cũng phải rà soát lực lượng lao động của các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, doanh nghiệp nước ngoài trong việc sử dụng lao động theo đúng luật pháp của Việt Nam. Người lao động phải được qua đào tạo của các cơ sở đào tạo đã được cấp phép. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tự đào tạo một đội ngũ lao động đông đảo của họ mà không cần đến bằng cấp do hệ thống đào tạo của chúng ta thực hiện. Như vậy liệu đã đúng với luật định của chúng ta qui định?

- Đối với công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: Các nhiệm vụ cấp tỉnh cần được mạnh dạn chia nhỏ và giao cho các cơ sở đào tạo, các nhà khoa học thuộc các trường không thuộc tỉnh Quảng Ninh quản lý để đào tạo, rèn luyện tác phong, kỹ năng giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ cụ thể của địa phương để dần dần làm chủ lĩnh vực này và đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế không còn phụ thuộc vào các tổ chức và cá nhân ngoài tỉnh như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN 19:13' - 04/04/2021 ” Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng kinh tế”, https://bnews.vn/cong-nghiep-che-bien-che-tao-la-dong-luc- tang-truong-kinh-te/191589.html

[2]. Minh Đức, Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,

https://www.quangninh.gov.vn/chuyen-de /antoangiaothong/Trang/ ChiTietTinTuc. aspx ? nid=97948

[3]. Thu trang, Thứ Sáu, 05/07/2019, 12:31 [GMT+7], Hội thảo Đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201907/hoi- thao-dao-tao-nghe-gan-voi-nhu-cau-su-dung-lao-dong-cua-doanh-nghiep-2446781/

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)