- Về các doanh nghiệp trên địa bàn: Trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh ngành Than có lịch sử phát triển nhiều năm, do vậy hệ thống đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo rất bà
5. Thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh
Để thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Quảng Ninh cần có sự kết nối giữa chính sách và các doanh nghiệp. Tỉnh đưa ra các chính sách phù hợp thúc đẩy, tạo điều kiện cho phát triển của các doanh nghiệp chế biến chế tạo, đồng thời các doanh nghiệp cần có những giải pháp đúng đắn cho doanh nghiệp mình phát triển một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.
Tập chung nguồn lực xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, chuẩn bị nền tảng về hạ tầng Trong đó, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số; phát triển các mô hình sản xuất thông minh, quản lý thông minh. Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hợp tác trong nước và quốc tế về phát triển, ứng dụng, chuyển giao sản phẩm Khoa học và Công nghệ; cải cách hành chính, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển các công nghệ có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn để phát triển các sản phẩm cụ thể; hỗ trợ các tổ chức thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, hoàn
thiện công nghệ tại doanh nghiệp; thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn.
Tạo điều kiện cho nhà đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng môi trường làm việc an toàn, đầy đủ cho công nhân, chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp chế biến, chế tạo. Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển ngành, lĩnh vực, danh mục các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư; chủ động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp mới tham gia thị trường về thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai.
Cùng với đó là quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kiên quyết không cho phép các công nghệ thâm dụng nhiều năng lượng tài nguyên, khoáng sản, công nghệ lạc hậu vào địa bàn tỉnh; tăng cường hoạt động bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy khai thác thông tin sở hữu công nghiệp.
Xác định ngành công nghiệp ưu tiên như dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí, chế biến vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ…đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid, khuyến khích sản xuất sản phẩm trung gian thay thế nhập khẩu.
Kết hợp chặt chẽ phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng, tăng nhanh quy mô và chất lượng dân số, bảo đảm quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa.
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp CBCT trong GRDP của tỉnh đạt 15%; đến năm 2030 đạt 20%. Với sự chung tay của doanh nghiệp và đường lối phát triển của tỉnh sẽ đưa ngành công nghiệp chế biến chế tạo sẽ đưa công nghiệp chế biến chế tạo trở thành một trong những trụ cột chính trong ngành công nghiệp địa phương.
6. Kết luận
Trước sức ép về nguồn tài nguyên than ngày một khan hiếm, cạn kiệt dần, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, ngành dịch vụ, du lịch rơi vào tình trạng “đóng băng”. Quảng Ninh cần định vị lại những lợi thế để phát huy đa dạng nền kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng, nguồn cung việc làm ổn định trong giai đoạn mới. Việc đánh giá được vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đối với sự phát triển bền vững ngành công nghiệp chế tạo tại Quảng Ninh giúp tỉnh Quảng Ninh có định hướng đúng đắn trong các chính sách đầu tư phát triển. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo có cơ sở tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của phát triển bền vững ngành chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đức Duy, Công nghiệp chế biến, động lực dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế, https://www.vietnamplus.vn/cong-nghiep-che-bien-dong-luc-dan-dat-tang-truong-nen-kinh- te/688321.vnp, trích dẫn 17/01/2021.
[2]. Quang Thọ, Đẩy mạnh công nghiệp chế biến chế tạo ở Quảng Ninh, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/ay-manh-phat-trien-cong-nghiep-che-bien-che-tao-o- quang-ninh-638163/, trích dẫn 12/03/2021.
[3]. Đỗ Phương, “Động lực tăng trưởng”,
https://www.quangninh.gov.vn/chuyende/tangtruong/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=95818, trích dẫn 01/01/2021.
[4]. Thu Trung, Thu hút vốn FDI vào khu kinh tế, khu công nghiệp, http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202010/thu-hut-von-fdi-vao-cac-kkt-kcn-2504670/, trích dẫn 13/10/2020.