Các phương án tăng cường thể chế

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 53)

6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất

6.2.3 Các phương án tăng cường thể chế

Tiếp theo các phần trên, phần này đưa ra phân tích ngắn gọn và các khuyến nghị liên quan đến các quy định và lợi ích quốc tế, quốc gia và liên tỉnh.

Các quy chế và lợi ích quốc tế

Về nguyên tắc, hồ chứa Trà Sư - Tri Tôn phụ thuộc vào nguồn nước đầu vào từ thượng nguồn trong khi không được gây ảnh hưởng tiêu cực tới lượng nước cho các tỉnh ở hạ du. Như đã đề cập ở trên, việc vận hành hồ có thể dẫn đến: i) kéo dài thời gian ngập lũ ở phía thượng nguồn do đóng cống để giữ nước trong hồ; và, ii) giảm mực nước (trên kênh Vĩnh Tế) vào cuối mùa lũ do bơm lấy nước vào hồ. Cả hai yếu tố này đều hàm chứa những mối liên quan với chế độ lũ phía Campuchia khu vực gần biên giới với Việt Nam và như vậy theo các quy chế và thông lệ quốc tế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan của cả hai bên. Trong khi điều này có thể đạt được thông qua các kênh trực tiếp, sự tham gia của Uỷ hội sông Mê-kông (MRC) với vai trò cơ quan điều phối có thể là rất hữu ích để đảm bảo sự phối hợp cần thiết cũng như cơ chế giải quyết mâu thuẫn nếu có.

Các quy chế và lợi ích vùng và quốc gia

Liên quan đến đề xuất hồ chứa này, sự phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ NN&PTNT (như Tổng cục Thủy lợi và Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam) còn khá hạn chế. Các cơ quan trên chưa có đủ thông tin về đề xuất xây dựng hồ chứa này.

Ngoài ra, căn cứ vào Luật Quy hoạch mới được ban hành7, các dự án đề xuất mới cần phù hợp với các luật và quy định ở cấp cao hơn (trong trường hợp này là quy hoạch tích hợp không gian, các kế hoạch vùng & quốc gia) và đòi hỏi phải có đánh giá môi trường chiến lược (SEA) một cách toàn diện. Theo Bảng 13 ở trên, hiện có rất nhiều luật và quy định khống chế hoặc có thể bị tác động bởi hồ chứa đề xuất. Do vậy cần có các điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cách tiếp cận quản lý và quy hoạch tích hợp liên ngành và các kế hoạch ngành tương ứng.

Quy hoạch và hợp tác liên tỉnh

Nhìn chung, tỉnh An Giang và Kiên Giang có sự thống nhất về quan điểm và mục đích của hồ chứa, mặc dù lợi ích của Kiên Giang theo đề xuất hiện tại có thể là hạn chế. Các vấn đề về vận hành cũng như nhu cầu nước của tỉnh (như đảm bảo đủ nước tưới) sẽ được giải quyết thông qua một nhóm điều phối liên tỉnh8.

Nhằm đảm bảo tính bền vững tài chính của hồ chứa, cần lồng ghép dự án xây dựng hồ chứa này vào các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm cũng như quy hoạch vùng sắp tới chẳng hạn như Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (theo Nghị quyết 120). Việc lồng ghép này cho phép tăng cường khả năng điều phối cũng như đảm bảo ngân sách dành cho quản lý và vận hành hồ.

6.3 Tính khả thi về môi trường 6.3.1 Các chất ô nhiễm đất

Asen (As) là một nguyên tố phổ biến được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất và trong các đá phun trào và đá trầm tích ở nồng độ thấp hơn, chẳng hạn trầm tích biển. Chất này có trong không khí, đất, nước, thực vật, đá và các loài động vật. Các hoạt động tự nhiên, như sự phun trào của núi lửa hoặc cháy rừng có thể giải phóng asen vào môi trường (VITHANAGE 2016). Trong tự nhiên, asen được giải phóng chủ yếu qua quá trình phong hóa. Khi các sulfua chuyển đổi asen thành dạng di động hoặc hòa tan sẽ hình thành a-xít asenic (As (V)) và tham gia vào vòng tuần hoàn asen dưới dạng dung dịch, ví dụ như trong nước mưa hoặc bụi (MAITY và cộng sự, 2011). Cây trồng hấp thụ asen có trong đất (HUANG và cộng sự, 2006). Bên cạnh nguồn gốc tự nhiên trong vỏ trái đất, asen còn được sinh ra qua một số hoạt động của con người như đốt than, phân động vật hoặc dùng nước

nhiễm asen cho tưới (BHATTACHARYA và cộng sự, 2007). Sự hạ thấp hàm lượng asen trong đất xảy ra do quá trình phân hóa vi sinh giải phóng asen vào không khí. Asen trong không khí hoặc sẽ được cây trồng hấp thụ hoặc xâm nhập vào môi trường xung quanh. Theo một số khảo sát, nguy cơ ô nhiễm asen trong nước mặt hoặc nước ngầm là thấp bởi vì asen tập trung nhiều hơn trong đất hoặc đá. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng asen trong đất bao gồm (MANDAL & SUZUKI 2002):

y Đá gốc

y Các thành phần hữu cơ và vô cơ của đất y Thế ô-xy hóa khử

Trong các nguồn nước tự nhiên, sự xuất hiện của As mới được chú ý trong những thập kỷ gần đây khi được phát hiện ở nồng độ thấp. Ở một số quốc gia, nồng độ tối đa cho phép là 50 µg As/l đối với nước uống. Tuy nhiên, các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị giá trị chuẩn là 10 µg As/l (VITHANAGE 2016). Tính di động của asen trong đất và nước ngầm phụ thuộc vào: độ pH, thế ô-xy hóa khử, chất hữu cơ hòa tan, sự có mặt của các chất hấp thu như các ô-xit và hydrôxit, các chất ẩm và tỷ lệ khoáng sét (BISSEN & FRIMMEL 2003). Quá trình giải phóng asen diễn ra trong các môi trường địa hóa khác nhau tùy thuộc vào vị trí ban đầu (VITHANAGE 2016). Nhiều người sống gần hoặc trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước ngầm nhiễm asen (BHATTACHARYA ET AL. 1997). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, quá trình khử tan asen và ô-xit sắt (Fe) chứa asen là một trong những tác nhân quan trọng nhất giải phóng asen vào nguồn nước ngầm (BAUER & BLODAU 2006).

Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thủy triều, đất giàu sunfua sắt (HUSSON ET AL. 2000) nên có pH thấp dưới 3. Ngoài sunfua sắt, sắt, amoni, asen và cacbon hữu cơ hòa tan (DOC) cũng được tìm thấy trong đất. “Hydroxit sắt là một trong những pha phổ biến nhất của quá trình hình thành trầm tích tầng chứa. Cơ chế giải phóng hấp thu asen từ hydroxit sắt là nguyên nhân của nồng độ asen di động trong nước ngầm cao như hiện nay”(ISLAM ET AL. 2013). Để giải phóng asen khỏi đất và trầm tích, cần xem xét tính cạnh tranh giữa asen và các anion hữu cơ tại các vị trí hấp thụ trong dải thế ô-xy hóa khử của chúng. Một trong những nguồn asen tiềm tàng là phân bón: phosphate thường được sử dụng để làm phân bón. Tuy nhiên, asen lại bị hấp thụ vào phosphate (STANGER ET AL. 2005). Do tình trạng axit hóa ngày càng gia tăng, nước sông và nước kênh rạch không còn là lựa chọn tối ưu cho nước tưới. Theo BERG và cộng sự (2006) khoảng 40% các giếng nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long có nồng độ asen trên 100 µg/l. Nồng độ asen cao này làm cho độ pH của nguồn nước cũng cao trên 7. Trong khoảng chưa đầy mười cây số tính từ sông Hậu, nồng độ asen trong nước đo được là 64 µg/l. Nồng độ trung bình giảm xuống còn 8 µg/l khi khoảng cách tăng (BERG ET AL. 2006). Hàm lượng asen cao không chỉ thấy trong nước ngầm mà còn ở các giếng khoan cấp nước sinh hoạt của các hộ gia đình. “Điều này cho thấy rủi ro nhiễm độc asen mãn tính cho hàng triệu người sử dụng nước ngầm chưa được xử lý phục vụ sinh hoạt” (VITHANAGE 2016 và BERG cùng cộng sự, 2001).

Đặc biệt trong trường hợp nạo vét, vật liệu nạo vét được phải được xử lý theo các quy định hiện hành về xử lý vật liệu nguy hại. Trước khi được tái sử dụng, vật liệu nạo vét phải được phân tích và chỉ được sử dụng theo chỉ định của kết quả phân tích. Do vậy không sử dụng đất nạo vét cho các mục đích rộng rãi được. Cũng phải đảm bảo rằng việc nạo vét không giải phóng, kích hoạt các chất ô nhiễm đang tồn tại trong các lớp đất sâu.

6.3.2 Quá trình a-xít hóa đất và quản lý đất

Giá trị pH thấp trong đất – nếu diễn ra trong thời gian dài – sẽ dẫn tới axit hóa đất. Các dấu hiệu thường không thể hiện rõ. Trong điều kiện tự nhiên, quá trình axit hóa có thể diễn ra trong hàng nghìn năm trong đó các khu vực có lượng mưa cao sẽ bị ảnh nghiêm trọng hơn (CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, 2000). Quá trình này ảnh hưởng đến các lớp đất mặt cũng như và dưới sâu ở mức độ tương đương. Theo TRUONG (2002), Đồng bằng sông Cửu Long có ba loại đất khác nhau:

y Đất nhiễm mặn y Đất phù sa

Các bên liên quan rất quan ngại về việc nạo vét vì sẽ làm giảm chất lượng đất phục vụ canh tác nông nghiệp và qua đó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Các thông tin và kết quả nghiên cứu về các chất gây ô nhiễm đất đã minh chứng cho điều này. Hơn nữa, việc nạo vét đòi hỏi phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và như vậy thủ tục phê duyệt là rất phức tạp. Ngoài ra, nạo vét có thể giải phóng các chất gây ô nhiễm đang ngủ yên trong lòng đất. Khi được vận chuyển theo dòng nước về hạ du, các chất ô nhiễm này sẽ có tác động tiêu cực đến rừng tràm Trà Sư.

Chi phí xử lý đất bao gồm xới, xúc, vận chuyển và thải đổ ước tính khoảng 6 USD / m³. Dự kiến có 1 triệu m³ vật liệu nạo vét và chi phí xử lý sẽ đội chi phí đầu tư lên đáng kể. Các chi phí liên quan như xây dựng và phục hồi các đường tạm, khu vực đổ đất v.v sẽ làm tăng chi phí của các phương án thiết kế có nạo vét. Giả sử các vật liệu nạo vét sẽ được lưu giữ tạm thời và được sử dụng hoàn toàn cho mục đích xây dựng về sau, thì tổng chi phí sẽ lên đến 10 USD mỗi m³, kéo theo chi phí bổ sung là 10 triệu USD cho việc nạo vét. Nếu phải làm sạch và xử lý đất nạo vét thì chi phí còn cao hơn nữa.

Giả sử với cao trình vùng dự án như chỉ ra trong Bảng 5, để có thêm 0,5 m độ sâu bằng cách nạo vét, chi phí nạo vét sẽ tăng gấp đôi.

6.3.3 Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học ở ĐBSCL được đặc trưng bởi những thay đổi theo mùa do tác động trực tiếp và gián tiếp của gió mùa. Chế độ mùa này dẫn đến những thay đổi thường xuyên về đa dạng sinh học và điều kiện sinh cảnh (COATES và cộng sự, 2003). Các vùng ngập lũ, như khu vực hồ Trà Sư - Tri Tôn được đề xuất là một ví dụ điển hình cho những thay đổi này trong mùa lũ và mùa khô. Nhìn chung, sự mở rộng phạm vi lũ hàng năm dẫn đến sự gia tăng các loài thủy sinh trong khi mùa khô là điều kiện thuận lợi làm gia tăng đa dạng sinh học của các loài chân đốt. Sự xuất hiện hay thiếu vắng lũ hình thành các loại sinh cảnh khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Điều này không chỉ quan trọng trong việc cung cấp bãi đẻ cho tôm cá mà còn thúc đẩy quá trình phân hủy thảm thực vật, qua đó cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho vụ lúa tiếp theo (Hình 30).

Những thay đổi về chế độ lũ do xây dựng hồ chứa quy mô lớn sẽ tác động tới những hệ sinh thái vốn thích nghi với chu kỳ ngập-khô, đặc biệt trong khu vực lòng hồ. Các tác động có thể bao gồm:

y Suy giảm đa dạng sinh học động vật chân đốt do tần suất khô hạn giảm

y Tính đa dạng của các loài thủy sinh bị thay đổi, chẳng hạn như một số loài cá sẽ phát triển quá mức hoặc suy giảm quá mức

y Thay đổi quần thể chim đang sinh sống gần rừng tràm Trà Sư và ăn cá hoặc côn trùng trong các khu vực lân cận

6.3.4 Rừng tràm Trà Sư

Khu rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 2.800 ha được trồng từ năm 1978. Tràm là loài cây chính tại đây. Ngoài ra, bạch đàn được trồng dọc bìa rừng. Tràm được xem là loài cây bản địa của An Giang và được thấy ở nhiều địa phuong trong tỉnh. Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, phần lớn diện tích tràm bị chuyển đổi sang trồng lúa, dẫn sự suy giảm nghiêm trọng cả về quy mô và diện tích rừng.

Bảng 14: Tổng quan về các dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước

Dịch vụ hệ sinh thái Mô tả Mức độ quan trọng (tương đối) Cung cấp

Thức ăn Nuôi cá, trồng cây trái, ngũ cốc,

mật ong v.v Cao

Nước ngọt Trữ và duy trì nguồn nước, cung

cấp nước tưới Trung bình

Điều tiết

Điều tiết khí hậu Điều tiết khí nhà kính, nhiệt độ, lượng mưa và các quá trình khí hậu khác

Trung bình

Chế độ thủy văn Trữ, nạp và cung cấp nước ngầm Trung bình

Các thảm họa tự nhiên Kiểm soát bão lũ Trung bình

Văn hóa

Giải trí/ thẩm mỹ Du lịch thiên nhiên Trung bình

Hỗ trợ

Đa dạng sinh học Sinh cảnh loài Trung bình

Chu trình dinh dưỡng Lưu giữ, tái sinh và xử lý dinh

dưỡng Cao

Thành tạo đất Lưu trữ trầm tích và tích tụ chất

hữu cơ Trung bình

Rừng tràm Trà Sư được xem là khu bảo tồn chim có giá trị bảo tồn cao, là sinh cảnh của nhiều loài chim, động vật lưỡng cư và cá nước ngọt, qua đó cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước ở đây rất đa dạng và cân bằng. Rừng tràm Trà Sư đang cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng (xem Bảng 14 ở trên) có giá trị lên đến 44.000 USD/ha mỗi năm.

Ban đầu rừng tràm Trà Sư được đề xuất lồng ghép vào trong phạm vi hồ chứa và giữ nước như những phần còn lại của hồ. Bằng cách này mực nước tự nhiên tối đa của hồ chứa sẽ tăng từ 3.5m lên 4.5m. Sau khi tham vấn các cơ quan địa phương thì thấy rằng rừng tràm nên được đưa ra khỏi hồ chứa đề xuất vì có một số tác động tiêu cực như sau:

y Làm gián đoạn hệ sinh thái đất ngập nước do thay đổi chế độ lũ

y Tác độc tiêu cực tới nông nghiệp ở hạ du do đất và nước từ rừng tràm có tính a-xít rất cao làm giảm năng suất lúa

y Các loài ngoại lai có thể xâm lấn vào rừng tràm hoặc qua các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các khu vực của hồ

y Làm mất đi giá trị văn hóa và du lịch của rừng do sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập nước theo mùa

Ngoài các vấn đề tiềm ẩn nêu trên, các tác động tiêu cực khác có thể làm giảm khả năng cung cấp và chất lượng của tất cả dịch vụ hệ sinh thái như mô tả trong Bảng 14.

Việc xây dựng hồ có những tác động khác nhau tới rừng tràm Trà Sư, theo cả 2 phương án: i) lồng ghép rừng trong hồ chứa; hoặc, ii) tách rừng khỏi hồ chứa nhưng mở rộng hồ chứa về phía nam của rừng. Phần dưới đây tóm tắt ngắn gọn về những tác động tiềm ẩn này, tuy nhiên cần thực hiện thêm các nghiên cứu để định lượng các tác động một cách chi tiết hơn. Các tác động này bao gồm: các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ, những thiệt hại cho hệ sinh thái và thay đổi chi phí vận hành.

Tác động tới du lịch sinh thái

Lồng ghép rừng tràm trong hồ chứa sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái hệ sinh thái, cũng như mất mát các giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Hậu quả là làm giảm lượng du khách vốn đến đây để tận hưởng các đặc điểm tự nhiên của đất ngập nước. Giả định rằng một vùng sinh thái sẽ được thiết lập và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng điều này cũng có thể làm giảm thu nhập của khoảng 400 hộ dân hiện đang hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp từ các hoạt động du lịch ở đây.

Những mất mát tiềm ẩn về hệ sinh thái

Như trình bày ở các phần trước, việc lồng ghép rừng vào hồ chứa có thể gây suy thoái hệ sinh thái do thay đổi chế độ lũ cũng như những thiệt hại về cả

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)