6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất
6.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội
Trong quá trình lập và xây dựng các dự án đầu tư như hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn này, việc xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội là rất quan trọng để nhận biết và giảm thiểu các tác động tiềm ẩn có thể xảy ra đối với người dân địa phương và môi trường trong vùng dự án. Trong giai đoạn thiết kế, các biện pháp bảo vệ sẽ giúp xác định và đánh giá các tác động tiềm tàng về xã hội hay môi trường có liên quan. Các rủi ro chính về môi trường và xã hội tại khu vực hồ chứa bao gồm:
y Ô nhiễm
Như đã đề cập trong phần 6.3.2, việc nạo vét (để tăng độ sâu / dung tích hồ) có thể giải phóng các chất ô nhiễm từ các lớp đất sâu gây, tác động tiêu cực đến năng suất nông nghiệp (do sử dụng nước hồ). Ngoài ra, việc lồng ghép rừng tràm Trà Sư vào hồ có thể dẫn đến ô nhiễm phèn vốn tích tụ tự nhiên trong rừng tràm. y Các cơ chế tái định cư, sinh kế và đền bù
Do hầu như không có dân sống trực tiếp trong khu vực sẽ xây dựng hồ nên tái định cư không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên xung quanh khu vực hồ chứa có các hộ dân sinh sống và họ có thể bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng các đoạn đê bao bổ sung. Thêm vào đó, sinh kế của cộng đồng địa phương hiện đang chủ yếu dựa vào đất nông nghiệp. Với chế độ ngập lũ của hồ, những cộng đồng này có thể bị mất đất và các phương thức canh tác nông nghiệp hiện hữu có thể sẽ không tiếp tục tại khu vực này được nữa.
y Đa dạng sinh học
Như đã trình bày ở phần 6.3.3 và 6.3.4, việc xây dựng và vận hành hồ chứa có thể tác động trực tiếp đến các loài thủy sinh trên sông, kênh rạch và trong khu vực hồ chứa do những thay đổi về chế độ lũ cũng như gây suy thoái rừng tràm Trà Sư.
y Sức khỏe và an toàn của cộng đồng
Vỡ đê gây ngập lụt các khu vực lân cận là mối đe dọa lớn đối với an toàn của người dân và có thể phá hủy các hệ thống nông nghiệp. Ngoài ra, hồ không có hệ thống rào ngăn có thể làm gia tăng nguy cơ đuối nước, đặc biệt với trẻ em.
y Các khía cạnh khác cần được xem xét:
- Hiện chưa có Đánh giá tác động môi trường (EIA)
- An toàn lao động
- Xem xét nhóm dân tộc thiểu số
- Quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan
Trong quá trình triển khai dự án, các rủi ro được xác định ở trên là tiền đề để xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn tăng cường được các tác động tích cực của hồ12. Với Luật Quy hoạch sửa đổi (được thông qua ngày 24.11.2017), đánh giá tác động môi trường, xã hội của các dự án đầu tư phải được thực hiện theo hình thức Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) hoặc Đánh giá tác động môi trường (EIA). Các rủi ro đã nêu ở trên được áp dụng theo các Tiêu chuẩn môi trường và xã hội của Ngân hàng thế giới (ESS13) để thiết lập và đề xuất các giải pháp giảm thiểu.
12 Dựa trên Khung môi trường và xã hội của Ngân hàng thế giới (bản trực tuyến tại: http://documents.worldbank.org/curated/
en/383011492423734099/pdf/114278-WP-REVISED-PUBLIC-Environmental-and-Social-Framework-Dec18-2017.pdf) và Tiêu chuẩn
an toàn về môi trường và xã hội của FAO (bản trực tuyến tại Diễn đàn học tập về đầu tư: http://www.fao.org/investment-learning-
Bảng 23: Đánh giá các biện pháp bảo vệ an toàn môi trường và xã hội (Dựa trên Tiêu chuẩn môi trường xã hội của Ngân hàng thế giới)
Tiêu chuẩn Các mục tiêu liên quan
(theo Tiêu chuẩn MT-XH của WB)
Các rủi ro được xác định Phương án giảm thiểu rủi ro cho hồ chứa ESS1: Đánh giá và quản
lý các rủi ro và tác động môi trường, xã hội
y Các dự án hạ tầng đòi hỏi phải có đánh giá tác động chi tiết theo yêu cầu của Việt Nam và quốc tế nhằm:
- Dự kiến và phòng tránh rủi ro, tác động;
- Giảm thiểu hoặc phòng tránh rủi ro, tác động
- Đền bù nếu rủi ro/ tác động vẫn còn
y Đến nay vẫn chưa có ĐTM của dự án hồ chứa đề xuất. Theo yêu cầu (của cả Việt Nam và các nhà tài trợ tiềm năng) cần ĐTM và đánh giá các rủi ro có liên quan
y Thực hiện đánh giá tác động chi tiết (xem xét Tiêu chuẩn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới ESS) theo yêu cầu của Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng sau khi hoàn thiện bản đề xuất
ESS2: Điều kiện lao động
và làm việc y Cải thiện an toàn và sức khỏe lao động
y Không cưỡng bức lao động (bao gồm lao động trẻ em)
y Thúc đẩy đối xử bình đẳng giữa tất cả nhân viên dự án
y Nguy cơ tai nạn tại công trình trong giai đoạn xây dựng
y Giải quyết các vấn đề an toàn lao động theo hợp đồng và yêu cầu công việc
y Tuân thủ quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam
y Cung cấp kênh cho nhân viên phản ánh ý kiến
ESS3: Quản lý tài nguyên và phòng ngừa ô nhiễm một cách hiệu quả
y Thúc đẩy sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
y Tránh hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm tới sức khỏe con người và môi trường
y Tránh hoặc giảm thiểu các hoạt động tạo thành rác thải.
y Giảm thiểu và quản lý rủi ro và tác động từ việc sử dụng thuốc trừ sâu
y Giải phóng các chất ô nhiễm tích tụ trong lớp đất sâu do nạo vét hoặc từ rừng tràm Trà Sư có thể đe dọa sản xuất nông nghiệp khu vực xung quanh và gây ra những mối lo ngại về sức khỏe của người dân trong vùng lân cận
y Xác định các khu vực an toàn để sử dụng/xử lý bùn đất nạo vét
y Thúc đẩy và phát triển các biện pháp canh tác không sử dụng thuốc trừ sâu trong và xung quanh khu vực hồ chứa
y Đảm bảo thoát nước định kỳ để hạn chế tích tụ các chất ô nhiễm trong hồ chứa
ESS4: Sức khỏe và an
toàn cho cộng đồng y Để thấy trước và phòng tránh những tác động tiêu cực tới sức khỏe và an toàn của cộng đồng
y Đưa ra những biện pháp hiệu quả để giải quyết các sự cố khẩn cấp
y Nguy cơ đuối nước đối với trẻ em
y Nguy cơ ngập lụt do vỡ đê bao và hậu quả mất nhà cửa và sinh kế
y Cung cấp hướng dẫn an toàn và nâng cao nhận thức nhằm giảm nguy cơ đuối nước trong hồ chứa
y Có các biện pháp khẩn cấp sẵn sàng khi xảy ra vỡ đê và xử lý hậu quả ngập lụt
y Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khi xây dựng đê bao nhằm giảm nguy cơ vỡ đê
Tiêu chuẩn Các mục tiêu liên quan
(theo Tiêu chuẩn MT-XH của WB)
Các rủi ro được xác định Phương án giảm thiểu rủi ro cho hồ chứa ESS5: Quy định về thu
hồi đất, hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện
y Tránh hoặc giảm thiểu tái định cư không tự nguyện hoặc cưỡng chế
y Giảm tác động tiêu cực về xã hội và kinh tế bằng việc đền bù kịp thời cho những tổn thất tiềm ẩn
y Cải thiện điều kiện sống cho người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương
y Mất đất và/hoặc giảm năng suất nông nghiệp của người dân có đất trong khu vực hồ chứa
y Khả năng tái định cư do xây dựng các đoạn đê bao bổ sung
y Quy hoạch không gian có tác động thấp tới cộng động dân cư bao gồm đánh giá tác động của việc tái định cư do xây dựng các đoạn đê bao bổ sung
y Tránh tái định cư nhiều nhất có thể. Nếu không thể tránh, cần thực hiện đền bù thỏa đáng
y Các cơ chế đền bù cần được tham vấn với người dân địa phương
y Đảm bảo thực hiện cơ chế đền bù và phát triển các phương án sinh kế thay thế
ESS6: Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên thiên
nhiên
y Bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học và sinh cảnh.
y Tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
y Hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương
y Các tác động tới sinh cảnh và thủy sinh trong hồ chứa do thay đổi chế độ lũ
y Nguy cơ suy thoái môi trường rừng tràm
y Tách rừng tràm Trà Sư khỏi hồ chứa dự kiến
y Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nước tổng hợp/ có điều phối để không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư y Phát triển các mô hình sinh kế thay thế ít tác động tới môi trường và cải thiện đa dạng sinh học
ESS10: Sự tham gia của các bên liên quan và cung cấp thông tin
y Thiết lập cách tiếp cận có hệ thống để thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan
y Đánh giá mức độ quan tâm của các bên liên quan và hỗ trợ dự án lồng ghép quan điểm của các bên liên quan
y Đảm bảo các thông tin liên quan về rủi ro và tác động môi trường xã hội của dự án được cung cấp cho các bên liên quan
y Cung cấp cơ chế để các bên bị ảnh hưởng có thể nêu ý kiến và khiếu nại
y Hiện chưa có thông tin về quá trình tham vấn các bên liên quan, cách thức tổ chức quá trình này cũng thông tin về hồ chứa đã được chia sẻ với người dân địa phương như thế nào
y Tiếp tục thực hiện các hoạt động thúc đẩy tham gia của các bên liên quan và duy trì cách thức tiếp cận trong suốt quá trình vận hành hồ chứa
y Xem xét các vấn đề liên quan như dân tộc thiểu số (K’hmer) và vấn đề giới
y Xây dựng cơ chế giải quyết khiến nại thông qua họp định kỳ giữa cộng đồng và chính quyền địa phương có liên quan.