Vị trí và kích thước

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 30 - 33)

6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất

6.1.2 Vị trí và kích thước

Theo đề xuất ban đầu, lòng hồ bao gồm cả rừng tràm Trà Sư. Tuy nhiên, tư vấn khuyến nghị không nên đưa rừng tràm Trà Sư vào khu vực lòng hồ vì các vấn đề về sinh thái. Tình trạng ngập nước kéo dài nhiều khả năng sẽ gây hại nghiêm trọng cho khu rừng này. Nếu không bao gồm rừng tràm Trà Sư thì diện tích lòng hồ giảm xuống còn 2.175 ha. Theo đó, tổng chiều dài đê bao là 20,94 km. Diện tích hồ sẽ giảm khoảng 29%, và dung tích sẽ là 97,875 triệu m³ [= 2.175 ha · (4,50 m – 0,00 m)] thay vì là 137,25 triệu m³ như đề xuất. Hình 11 thể hiện phần lòng hồ không bao gồm rừng tràm và Hình 12 thể hiện sơ đồ hồ chứa với các hạng mục thiết kế.

Thêm nữa, nạo vét được xem là có nguy cơ cao về sinh thái (như kích hoạt các chất ô nhiễm, vận

chuyển khối lượng lớn) cũng như đòi hỏi chi phí cao (chi phí nạo vét và các chi phí liên quan) nên cần tránh phương án này. Nếu không nạo vét, tổng dung tích hồ sẽ giảm xuống chỉ còn 70,470 triệu m³ [= 2.175 ha · (4,50 m – 1,26 m)]. Diện tích lúa được cho là sẽ hưởng lợi từ nước hồ chứa cũng sẽ giảm theo và xuống còn khoảng (0.51 · 30.000 ha = 15.300 ha). Theo một phương án thiết kế khác trong đó sử dụng phần diện tích phía nam của rừng tràm Trà Sư để làm lòng hồ thì hồ sẽ có tổng diện tích là 3.040 ha (Hình 13). Phương án này đòi hỏi phải xây dựng công trình phụ trợ như cầu thủy lực (kênh tự chảy hay đường ống áp lực) từ khu vực phía bắc xuống phía nam rừng tràm Trà Sư. Như vậy, chi phí sẽ cao hơn nhưng giúp tăng diện tích hồ, và mang lại những lợi ích khác.

Hình 11: Hồ chứa không bao gồm rừng tràm Trà Sư

Hình 13: Phương án thiết kế có thêm phần diện tích phía nam rừng tràm Trà Sư

Như trình bày ở phần trên, về cơ bản có 4 phương án thiết kế:

1. Thiết kế ban đầu, có bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 3.050 ha, có nạo vét 2. Thiết kế ban đầu, có bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 3.050 ha, không nạo vét 3. Thiết kế điều chỉnh, không bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 2.175 ha, có nạo vét 4. Thiết kế điều chỉnh, không bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 2.175 ha, không nạo vét

Phương án thiết kế bổ sung (5) có bao gồm phần diện tích phía nam của rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ sẽ là 3.040 ha, và có diện tích tương đương với diện tích của thiết kế ban đầu. Các phương án thiết kế khác nhau sẽ có dung tích tối đa khác nhau như chỉ ra trong Bảng 3.

Bảng 3: Dung tích hồ theo các phương án thiết kế khác nhau

Dung tích Không nạo vét Có nạo vét

Thiết kế ban đầu 98,820 x 106 m³ 137,250 x 106 m³

Thiết kế ban đầu, không bao gồm rừng tràm Trà Sư 70,470 x 106 m³ 97,875 x 106 m³ Thiết kế ban đầu, không bao gồm rừng Trà Sư, thêm

phần phía nam rừng tràm Trà Sư 98,496 x 10

6 m³ 136,800 x 106 m³

Khi tích nước, do tốc độ dòng chảy trong hồ thấp nên bùn cát sẽ dần lắng đọng dưới đáy hồ. Theo RENAUD &KUENZER (2012), tổng hàm lượng bùn cát lơ lửng của sông Cửu Long và các kênh rạch trong mùa lũ vào khoảng 100-200 mg/l. Giả định rằng lượng bùn cát gần lòng sông không được vận chuyển vào lòng hồ (do có các công trình bẫy bùn chẳng hạn) thì biên độ bùn cát tích tụ sẽ vào khoảng 0,01 m và như vậy có thể bỏ qua.

Hình 14: Lượng bốc hơi tính cho lòng hồ có bao gồm phần phía nam rừng tràm Trà Sư

Sự chênh lệch giữa lượng bốc hơi và lượng mưa cho thấy nhu cầu bơm bổ sung nếu muốn duy trì một mực nước nhất định. Công suất bơm sẽ phụ thuộc vào diện tích hồ. Hình 15 cho thấy nếu muốn duy trì mực nước như vậy thì bắt buộc phải bơm, và hoạch định các chi phí liên quan. Nếu vì lý do tài chính hoặc do thiếu nước từ kênh Vĩnh Tế mà không thể bơm nước vào hồ thì mực nước trong hồ sẽ giảm như mức đã chỉ ra trong Hình 14.

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)