Các kết quả và khuyến nghị chính

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 73 - 75)

hoặc ống có áp) từ khu vực phía Bắc đến khu vực phía Nam của rừng tràm. Điều này sẽ làm tăng chi phí nhưng bù lại diện tích hồ được mở rộng và mang lại nhiều lợi ích hơn. Phương án này chưa được đánh giá một cách chi tiết trong khuôn khổ nghiên cứu khả thi này.

Tỷ lệ bốc hơi được đánh giá có thể lên đến 0,2 m mỗi tháng. Để bù đắp sự thất thoát này, cần bơm bổ sung để duy trì mực nước. Như vậy, chi phí bơm phát sinh này cần được tính đến.

Các tham số thổ nhưỡng đặc trưng của vùng dự án cho thấy hệ số thấm rất nhỏ và do đó nền đất ở đây là phù hợp để trữ nước. So với yếu tố bốc hơi, thì lượng nước thất thoát do thấm ngấm là không đáng kể. Trong thiết kế đề xuất, các hạng mục được tối ưu hóa về vị trí và kích thước do tận dụng một số công trình đã có sẵn như đê bao, kênh v.v. Điều này giúp giảm thiểu chi phí xây dựng. Các công trình lấy nước theo đề xuất (bao gồm cống bê-tông thay thế các đập cao su hiện có, trạm bơm) là đủ để vận hành hồ. Chiều rộng cửa đề xuất là 40 m và độ cao của khung tường 1,5 m là thỏa đáng. Việc xả nước được thực hiện qua 4 cống ở hạ lưu là thỏa mãn để đảm bảo dòng chảy cần thiết cung cấp cho các khu vực xung quanh. Nhìn chung, xét về mặt thủy lực thì bề rộng của các cửa cống có thể thu hẹp bớt. Phía sau cửa xả, vận tốc dòng chảy rất cao nên cần phải có bể hấp thụ đủ lớn được thiết kế phù hợp để tránh xói lở, rửa trôi gây mất ổn định công trình.

Các kết quả tính toán địa kỹ thuật có thể được tóm tắt như sau:

y Biên độ lún đê bao dự kiến là 0,56 m y Sự cố sụt đê bao dự kiến không xảy ra y Cao trình đê bao tối đa là 5,7 m

y Nếu độ dốc nền đất quanh đê bao vượt quá 19.9° sẽ xảy ra sạt trượt

Biên độ lún tính toán cần được bù thông qua cao trình đê bao. Điều này đã được bao gồm trong dự toán kinh phí. Nguy cơ sụt chân sẽ giới hạn chiều cao tối đa của đê bao. Do đó, không thể tăng dung tích hồ bằng cách nâng cao trình đê bao. Xét từ góc độ địa kỹ thuật, nạo vét là phương án rất rủi ro vì làm tăng độ dốc và nguy cơ sụp đê bao.

Các kết cấu lớn hơn như cống và trạm bơm cần có móng sâu bằng cọc đóng hoặc cọc khoan nhồi. Sự thiếu vắng dữ liệu về nền đất dưới tuyến đê bao phía tây là yếu tố rất đáng lo ngại do đó khảo sát địa chất

Theo đề xuất, hệ thống đê bao có độ dốc tương đối lớn, lên đến 1:1.5. Lợi thế là tiết kiệm được không gian. Tuy nhiên, do tải trọng thủy tĩnh và tải trọng thủy lực (ở mức độ nhất định), cần có biện pháp bảo vệ mái của hệ thống đê bao. Nên cân nhắc các phương án hòa với thiên nhiên.

Cơ chế bồi thường do mất đất đai hoặc ảnh hưởng tới sinh kế, thu nhập của các cộng đồng địa phương do việc xây dựng hồ chứa là rất quan trọng. Cần đảm bảo rằng các đối tượng bị tác động được bồi thường một cách phù hợp và thỏa đáng.

Đặc biệt quan trọng, cần tăng cường sự phối hợp liên tỉnh, xuyên biên giới và với cấp trung ương để đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm ẩn và tích hợp dự án hồ chứa này vào các quy hoạch, kế

hoạch ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Cần xây dựng năng lực cho các chủ thể và bên liên quan để thực hiện điều này.

Thêm nữa, việc tiến hành Đánh giá tác động môi trường hoặc Đánh giá môi trường chiến lược là phù hợp với các quy định của Luật Quy hoạch mới được ban hành cũng như quy định của các nhà đầu tư tiềm năng. Báo cáo ĐTM hoặc ĐMC này sẽ xem xét quy mô, các tác động tiềm tàng, trách nhiệm cũng như các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái có liên quan, đặc biệt là rừng tràm Trà Sư, cũng như các khu vực hạ du có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình bơm tích nước vào hồ.

Nhìn chung, việc xây dựng hồ chứa để cấp nước ngọt trong mùa khô là một giải pháp khả thi để tăng cường khả năng chống chịu của các khu vực bị ảnh hưởng. Để đạt được hiệu quả, hồ chứa phải có kích thước đủ lớn. Một hồ chứa như vậy cần có các hạng mục công trình như cống và đê bao, đòi hỏi những khoản khoản đầu tư đáng kể. Việc lựa chọn vị trí thích hợp để xây dựng hồ có thể giúp giảm đáng kể chi phí và hạn chế những thiệt hại tiềm ẩn đối với môi trường.

Tuy nhiên, việc xây dựng hồ chứa với kích thước khả dụng như vậy không chỉ phức tạp về kỹ thuật công trình cũng như đòi hỏi chi phí xây dựng mà còn có những tác động to lớn đối với môi trường và sinh kế. Các tác động tiêu cực tới hạ du – chẳng hạn như do bơm lấy nước – là rất khó kiểm soát.

Vì vậy, việc tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược một cách chi tiết là rất quan trọng. Theo các quy định về hỗ trợ ODA cũng như của Luật Quy hoạch mới được phê duyệt, bản Đánh giá môi trường chiến lược này sẽ giải đáp những câu hỏi, mối quan ngại và giả định nêu trên.

Hơn nữa, việc đánh giá tài chính dựa trên phân tích chi phí - lợi ích sẽ là cơ sở quan trọng để ra quyết định. Sau khi có quyết định chung dựa trên kết quả Đánh giá tác động môi trường chiến lược, thì kích thước và các thông số thủy lực theo thiết kế phải được tối ưu hóa để đạt được tỷ lệ chi phí - lợi ích cao nhất.

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)