6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất
6.7.1 Các phương án phát triển năng lực
Phát triển năng lực trực tiếp
Để đảm bảo hồ chứa được quản lý và vận hành một cách hiệu quả và bền vững, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong một số lĩnh vực được nêu trong Bảng 25 dưới đây.
Bảng 25: Tổng quan các phương án phát triển năng lực trực tiếp
Lĩnh vực năng lực cần phát triển Các biện pháp phát triển năng lực Yêu cầu quản lý
Tiếp cận quản lý tổng hợp đảm bảo phối hợp liên
tỉnh và giữa trung ương - tỉnh Bài học kinh nghiệm từ các dự án và các tỉnh khácCác cuộc họp nhóm công tác định kỳ Hướng dẫn thực hiện ban đầu
Áp dụng các cơ chế khiếu kiện và giải quyết hậu
quả của cộng đồng địa phương Các khóa tập huấn Hỗ trợ trong quá trình thực hiện Quản lý bền vững môi trường hồ chứa và khu vực
xung quanh Các khóa đào tạo chuyên sâuHỗ trợ thực hiện / hướng dẫn kỹ thuật
Yêu cầu kỹ thuật
Phát triển và nhân rộng các mô hình sinh kế thay
thế Các khóa đào tạo về mô hình sinh kế và phương pháp khuyến nông Hỗ trợ thực hiện các dịch vụ khuyến nông Tập huấn về phương pháp khuyến nông dựa vào cộng đồng và có sự tham gia
Quản lý kỹ thuật và vận hành hồ chứa Hỗ trợ năng lực kỹ thuật theo hình thức hướng dẫn triển khai và tập huấn
Học hỏi về thể chế
y Trong bối cảnh các dự án ở Việt Nam như dự án hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn, luôn có một ban quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch, vận hành và quản lý. Mặc dù một ban quản lý như vậy chưa hình thành cho dự án hồ chứa đề xuất, nhưng để đạt được các mục tiêu mong đợi của dự án thì cần phải có một đơn vị phù hợp chịu trách nhiệm quản lý nước / thủy lợi. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt về lĩnh vực này. Dự án hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn với chức năng chính là trữ lũ và cấp nước ngọt –cần nghiên cứu và kế thừa nguồn kinh nghiệm về thể chế này.
y Ngoài ra, cần xem xét làm sao để tăng cường sự hợp tác và chỉ đạo của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên qua đó cải thiện công tác quản lý và quy hoạch tổng hợp giữa trung ương và địa phương. Điều này bao gồm việc củng cố điều chỉnh các phương pháp hiện đang được
áp dụng nhằm hướng tới cách tiếp cận quản liên tỉnh về lý nước và thủy lợi. Quá trình này có thể được thực hiện với sự tham gia của các Viện Thủy lợi miền Nam (Viện quy hoạch và Viện khoa học) như đại diện cho vai trò và mối quan tâm của cấp trung ương.
y Cần xem xét áp dụng các bài học kinh nghiệm và mô hình sinh kế đã thành công ở các tỉnh khác. Các mô hình này bao gồm nuôi thủy sản nước ngọt, vườn nổi, và trồng sen. Những kinh nghiệm này đã được đúc rút từ các dự án khác (như của IUCN) và từ các tỉnh khác (như trồng sen ở Sóc Trăng). Những cách tiếp cận như vậy nên được đưa vào các hệ thống khuyến nông hiện có để hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế này thông qua cộng đồng địa phương.
y Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, cần phải có đủ các dữ liệu và thông tin liên quan. Do vậy, tăng cường công tác thu thập và phân tích dữ liệu (đặc biệt về tài chính) sẽ giúp đưa ra các quyết định tốt hơn và nâng cao trách nhiệm giải trình của người ra quyết định nhằm chi tiêu các nguồn kinh phí sẵn có một cách hiệu quả nhất.
Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế cần phải có sự kết hợp giữa các giải pháp phi công trình (như thay đổi hệ thống và mô hình canh tác hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất) với các giải pháp công trình (như xây dựng hồ chứa) để nâng cao năng lực trữ ngọt. Các biện pháp dự kiến trong khuôn khổ đề xuất dự án hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn đáp ứng được những yêu cầu chung này.
Nhìn chung, trên quan điểm thủy văn - thủy lực, điều kiện cân bằng nước tổng thể là thỏa mãn để vận hành hồ chứa theo như đề xuất. Từ tháng 8 đến tháng 11, lượng nước trong kênh Vĩnh Tế được cho là đủ để phục vụ tích nước vào hồ thông qua tự chảy hoặc bơm bổ sung. Tuy nhiên, cần xem xét các kịch bản biến động lưu lượng của kênh Vĩnh Tế, đặc biệt là tác động của việc bơm tích nước tới các khu vực hạ du trong những năm kênh có lưu lượng nước thấp. Tính toán cho thấy, với lượng tích nước như vậy từ kênh Vĩnh Tế, gần như chắc chắn là các khu vực hạ du sẽ bị ảnh hưởng.
Hồ chứa được tích nước khi có điều kiện tự chảy từ kênh Vĩnh Tế, và được tiếp tục bơm để duy trì mực nước cho đến khi bắt đầu thời kỳ cấp nước. Giả định rằng lượng nước trữ trong mùa khô sẽ được sử dụng liên tục. Mực nước và độ sâu tương ứng là 1 m hoặc cao hơn nếu có thể vận hành cấp nước trong cả mùa khô. Nếu duy trì vụ hè thu, thì mực nước từ tháng 4 đến tháng 7 phải ở mức khá thấp dưới 1 m. Như vậy trong khoảng thời gian này sẽ không vận hành cấp nước được và điều này sẽ hạn chế đáng kể chức năng của hồ chứa.
Vì lý do sinh thái, hồ chứa không nên bao gồm rừng tràm Trà Sư. Việc nạo vét có thể phát tán các chất gây ô nhiễm tích tụ trong đất sau đó được vận chuyển theo dòng nước xuống hạ lưu sẽ tác động tiêu cực đến rừng tràm. Hơn nữa, chi phí đào đắp và các chi phí liên quan sẽ làm tăng đáng kể chi phí dự án nếu thực hiện nạo vét. Việc nạo vét cũng sẽ khiến quá trình phê duyệt dự án trở nên phức tạp hơn vì cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Do đó, nên tránh nạo vét và đưa rừng tràm Trà Sư ra ngoài khu vực dự án. Như vậy diện tích hồ chứa sẽ giảm xuống còn 2.175 ha và dung tích trữ tối đa sẽ giảm xuống còn 70,470 triệu m³.
Có một phương án nữa là sử dụng thêm vùng phía Nam rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 3.040 ha để làm lòng hồ. Trong trường hợp này cần xây dựng