6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất
6.3.2 Quá trình a-xít hóa đất và quản lý đất
Giá trị pH thấp trong đất – nếu diễn ra trong thời gian dài – sẽ dẫn tới axit hóa đất. Các dấu hiệu thường không thể hiện rõ. Trong điều kiện tự nhiên, quá trình axit hóa có thể diễn ra trong hàng nghìn năm trong đó các khu vực có lượng mưa cao sẽ bị ảnh nghiêm trọng hơn (CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, 2000). Quá trình này ảnh hưởng đến các lớp đất mặt cũng như và dưới sâu ở mức độ tương đương. Theo TRUONG (2002), Đồng bằng sông Cửu Long có ba loại đất khác nhau:
y Đất nhiễm mặn y Đất phù sa
Các bên liên quan rất quan ngại về việc nạo vét vì sẽ làm giảm chất lượng đất phục vụ canh tác nông nghiệp và qua đó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Các thông tin và kết quả nghiên cứu về các chất gây ô nhiễm đất đã minh chứng cho điều này. Hơn nữa, việc nạo vét đòi hỏi phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và như vậy thủ tục phê duyệt là rất phức tạp. Ngoài ra, nạo vét có thể giải phóng các chất gây ô nhiễm đang ngủ yên trong lòng đất. Khi được vận chuyển theo dòng nước về hạ du, các chất ô nhiễm này sẽ có tác động tiêu cực đến rừng tràm Trà Sư.
Chi phí xử lý đất bao gồm xới, xúc, vận chuyển và thải đổ ước tính khoảng 6 USD / m³. Dự kiến có 1 triệu m³ vật liệu nạo vét và chi phí xử lý sẽ đội chi phí đầu tư lên đáng kể. Các chi phí liên quan như xây dựng và phục hồi các đường tạm, khu vực đổ đất v.v sẽ làm tăng chi phí của các phương án thiết kế có nạo vét. Giả sử các vật liệu nạo vét sẽ được lưu giữ tạm thời và được sử dụng hoàn toàn cho mục đích xây dựng về sau, thì tổng chi phí sẽ lên đến 10 USD mỗi m³, kéo theo chi phí bổ sung là 10 triệu USD cho việc nạo vét. Nếu phải làm sạch và xử lý đất nạo vét thì chi phí còn cao hơn nữa.
Giả sử với cao trình vùng dự án như chỉ ra trong Bảng 5, để có thêm 0,5 m độ sâu bằng cách nạo vét, chi phí nạo vét sẽ tăng gấp đôi.