Tính khả thi về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 58 - 64)

6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất

6.4 Tính khả thi về kinh tế xã hội

Theo các kết quả đánh giá môi trường, có thể giả định rằng các phương án từ 1 đến 3 (có nạo vét và làm ngập rừng tràm) sẽ không qua được bước đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội. Do vậy khâu đánh giá kinh tế xã hội sẽ tập trung vào phương án 4 – tách rừng tràm khỏi hồ chứa và không phải thực hiện nạo vét đáng kể.

Theo số liệu thống kê, diện tích đất (canh tác) trung bình của mỗi hộ gia đình ở An Giang là 0.89 ha, như vậy có thể giả định rằng có khoảng 2.444 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc xây dựng hồ chứa, trong khi khoảng 20.565 hộ gia đình sẽ được hưởng lợi từ hồ (ví dụ: do tránh được những tổn thất do hạn hán, và giảm chi phí bơm). Bảng 15 trình bày quy mô hồ chứa dự kiến xây dựng.

Bảng 15: Quy mô hồ chứa (Phương án 4)

Thông số Đơn vị Giá trị

Tổng diện tích hồ ha 2.175

Tổng chiều dài đê bao km 21

Tổng dung tích hồ m3 83.737.000

Tổng diện tích tưới ha 18.303

Tổng số hộ bị ảnh hưởng - 2.444

Tổng số hộ được hưởng lợi - 20.565

Với những khoản đầu tư kỹ thuật bắt buộc, tổng chi phí xây dựng (6 năm) lên tới 21 triệu USD (xem Bảng 16). Đơn giá xây dựng do Bộ/Sở NN&PTNT cung cấp. Ngoài chi phí xây dựng, tổng chi phí duy tu và quản lý hàng năm ước tính là 292.450 USD. Chi phí duy tu được giả định là 3% tổng chi phí xây dựng. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của tư vấn từ các nghiên cứu tương tự, chi phí bơm hang năm cũng được xem xét. Khi xây dựng mới các đê bao cũng cần có kế hoạch tái định cư. Căn cứ vào định mức của các chương trình / dự án trước đây, tổng chi phí đền bù tái định cư ước tính khoảng 300,000 USD.

Bảng 16: Chi phí xây dựng

Hoạt động Các thông số Đơn vị Giá trị

A Chiều dài đê bao nâng cao trình m 3.700

Chi phí USD/m 65

B Số trạm bơm - 6

Chi phí USD 420.000

C Chiều dài đê bao xây dựng mới m 5.000

Chi phí USD/m 250

D Chiều dài kè m 8.700

Chi phí USD/m 350

E Chiều dài ốp lát mặt đê / trải đường m 8.700

Chi phí USD/m 25

F Cống - 4

Chi phí USD 3.307.500

Tổng chi phí xây dựng (6 năm) USD 20.803.000

A-B-C-D-E-F Tổng chi phí duy tu hàng năm USD/năm 230.450

Tổng chi phí bơm hàng năm USD/năm 62.000

Tổng chi phí duy tu / quản lý hàng năm USD/năm 292.450 Đền bù tái định cư (xây dựng đê bao mới) USD 300.000 Tổng chi phí xây dựng / duy tu / quản lý (6 năm) USD 21.494.350

Các bản đồ sử dụng đất cho thấy cả khu vực dự kiến xây dựng hồ chứa và khu vực hưởng lợi phần lớn canh tác lúa hai vụ. Vụ đầu tiên trong năm (đông-xuân) từ tháng 12 đến cuối tháng 2, vụ thứ 2 (hè-thu) bắt đầu từ đầu tháng 4 và thu hoạch vào tháng 7 (xem Bảng 17). Đồng có bờ bao thấp khoảng 2m, và sẽ bị ngập nước sau khi thu hoạch vụ 2. Cuối tháng 11 khi nước rút, nước được bơm ra khỏi đồng để gieo xạ vụ đông-xuân. Suốt vụ hè-thu, nước được bơm khoảng 2 tuần mỗi lần. Những hệ thống canh tác này tận dụng được phù sa màu mỡ do lũ mang lại, qua đó giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

Hệ thống canh tác lúa hai vụ đòi hỏi mực nước dao động từ 0.0 đến 0.15 m. Do hồ chứa bị ngập nước từ tháng 10 đến tháng 1 với mực nước tối đa 4.5m và tối thiểu 1.5 m trong mùa khô, canh tác lúa hai vụ sẽ không còn phù hợp / khả thi trong phạm vi lòng hồ.

Bảng 17: Lịch canh tác lúa hai vụ

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đông-Xuân Hè-Thu Lũ

Khoản thu nhập thất thoát của những hộ bị ảnh hưởng được tính toán dựa vào chi phí và thu nhập trồng lúa, theo đơn giá năm 2014 do GIZ cung cấp. Bảng 18 trình bày chi phí và thu nhập của hệ thống canh tác lúa hai vụ với lợi nhuận hàng năm là 1.005 US$/ha. Giả sử với diện tích đất trung bình là 0,89 ha, các hộ nông dân phải đối mặt với khoản thất thoát hàng năm là 890 USD nếu không áp dụng những mô hình sinh kế thay thế khác trong khu vực hồ chứa. Với diện tích hồ chứa 2.175 ha khoản thất thoát hàng năm ước tính là 2.185.747 USD.

Bảng 18: Chi phí và thu nhập từ hệ thống canh tác lúa hai vụ

Định mức (USD/ha) Vụ Đông-Xuân Vụ Hè-Thu

Giống 79 64 Làm đất 66 81 Phân bón 219 175 Thuốc trừ sâu 202 180 Tưới / bơm 65 86 Nhân công 101 94 Thu hoạch 139 150

Khấu hao tài sản cố định 27 12

Lãi 16 0

Các chi phí khác 14 0

Tổng chi (USD/ha) 927 842

Sản lượng (kg/ha) 7.000 5.400

Giá bán tại ruộng (USD/kg) 0,22 0,22

Tổng thu (USD/ha) 1.566 1.208

Tổng lợi nhuận (USD/ha) 639 366

Việc người nông dân có ủng hộ xây hồ hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc các mô hình sinh kế dựa vào lũ có mang lại lợi nhuận không, và ở mức nào. Phần dưới đây trình bày các mô hình sinh kế lũ này, có xét đến các yếu tố kỹ thuật của hồ chứa. Trên cơ sở tham vấn Bộ/Sở NN&PTNT và IUCN cũng như nghiên cứu tài liệu, các hệ thống canh tác sau đây đã được thảo luận và đánh giá về kinh tế:

y Vườn nổi y Mô hình cá-sen

Vườn nổi

Canh tác vườn nổi là một mô hình thủy canh hoặc canh tác sử dụng ít đất. Ở Bangladesh, phương thức này được gọi là vasoman chash, baira, hay dhap còn ở Mynamar là kaing. Về mặt lịch sử, các loài thực vật thủy sinh như lục bình (eichhornia crassipes), tảo, thảo mộc, rơm, rau được sử dụng để hình thành các bè nổi dầy trên đó trồng các loại rau và hoa màu khác trong mùa mưa. Công nghệ này được áp dụng trồng các loại rau cho lá (như xà lách), cà chua, nghệ, dưa chuột, ớt, dưa, hoa, bí đỏ và một số loài bầu, củ cải đường, đu đủ, súp lơ và một số loại khác (Islam và Atkins 2007).

49

Hình 31: Vườn nổi ở Bangladesh (Nguồn: Rahman)

Hiện nay, vườn nổi được xem là một chiến lược đa dạng hóa sản xuất trong các vùng đất ngập nước và để ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở những nơi có thời kỳ lũ dài gây khan hiếm đất canh tác (Parvej, 2007). Từ 1999, IUCN Bangaldesh đã hỗ trợ mở rộng mô hình vườn nổi như một phương án phát triển sinh kế lũ cho các cộng đồng khó khăn (Chương trình Quản lý môi trường bền vững (SEMP), SHOUHARDO). Gần đây, thiết kế đã có những cải tiến, bao gồm những loại bè không phụ thuộc vào chất liệu hữu cơ (Islam và Atkins 2007).

Các ưu điểm của canh tác vườn nổi bao gồm:

y Hệ thống sản xuất công nghệ thấp (chi phí thấp) với các khoản đầu tư ban đầu thấp (Pantanella et al. 2011)9

y Lợi nhuận trên mỗi hecta khá cao

y Rút ngắn chu kỳ sản xuất hoa màu, có thu nhập định kỳ

y Đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách kết hợp với nuôi trồng thủy sản

y Bè đã qua sử dụng có thể chuyển thành phân hữu cơ cho hoa màu trong những vùng bị ngập úng theo mùa (Irfanullah 2013)

y Cải thiện chất lượng nước và giảm bùng phát dịch bệnh lây lan qua lục bình

9 Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây (IUCN và cộng sự, 2009; Islam và Atkins, 2007, 132) cho thấy chi phí canh tác đã tăng lên, và lưu ý rằng “chi phí để làm một chiếc bè lục bình dài 60m là 1,500 TK [tương đương 23USD]” và cần 7 cái bè nổi như vậy cho mỗi héc-ta đất ngập nước. Theo nghiên cứu này, canh tác vườn nổi mang lại lợi nhuận 851USD/ha mỗi mùa. (Islam và Atkins 2007).

production due to droughts and reduction of pumping costs). Table 15 illustrates the scale of the planned reservoir.

Table 15: Scale of reservoir (Option 4)

Given the technically required investments, total construction costs (6 years) sum up to approx- imately 21 m US$ (see Table 16 ). Construction unit costs are based on data provided by MARD/DARD. Besides construction costs, total annual maintenance and management costs of 292.450 US$ are expected to occur. For that, maintenance costs of 3% of the total construction costs were assumed. Furthermore, annual pumping costs, which are based on consultant’s ex‐ perience from comparable assignments, have been considered. The construction of the new embankments further requires resettlements. Based on cost norms from previous projects/pro- grams, total compensation costs for resettlement of 300,000 US$ were assumed.

Table 16: Construction costs

Land use maps have shown that both the target area for the construction of the proposed res- ervoir and the benefitting area is dominated by double rice cropping. The first crop (the Winter- spring crop) is from December to late February, the second crop (the summer-autumn crop)

Key variable Unit Value

Total reservoir area ha 2,175 Total embarkment length km 21 Total volume of reservoir m3 83,737,000 Total area benefitting ha 18,303 Total hh reservoir number 2,444 Total hh benefitting number 20,565

Activity Key variables Unit Value

A Length of heightehning of embarkments m 3,700.00 Costs of heightening of embarkments US$/m 65.00

B Number of pumps number 6.00

Costs of pumps US$/number 420,000.00

C Length of embarkments m 5,000.00

Cost of new embarkment US$/m 250.00

D Length of revetments m 8,700.00

Costs of revetments US$/m 350.00

E Length of crest/road cover m 8,700.00

Cost of crest/road cover US$/m 25.00

F Sluice gates number 4.00

Costs of sluice gates US$/number 3,307,500.00

Total construction costs (6 years) US$ 20,803,000

A-B-C-D-E-F Total annual maintenance costs US$/year 230,450

Total annual pumping costs US$/year 62,000

Total annual maintenance/management costs US$/year 292,450 Compensation for resettlements (new embankments) US$ 300,000 Total construction/maintenance/management cost (6 years) US$ 21,494,350

Các trở ngại tiềm ẩn:

y Đòi hỏi nhiều nhân công hơn trồng lúa

y Tính sẵn có của vật liệu phù hợp để làm bè (UNFCCC 2006), trở ngại này có thể khắc phục bằng việc điều chỉnh thiết kế bè

y Dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn và biến đổi lượng mưa

y Tiếp cận thị trường yếu (thiếu liên kết với thị trường và các bên liên quan của thị trường, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, thất thoát sau thu hoạch cao)

y Công nghệ chưa được áp dụng trong vùng Mê-kông

Về phương thức canh tác vườn rau nổi, ở Việt Nam chưa có số liệu thực tế và chưa có thông tin về chi phí và lợi nhuận canh tác. Các thử nghiệm vườn nổi ở Thái Lan cho thấy năng suất và sản lượng thu được tương tự như phương thức canh tác nông nghiệp trên đất, ví dụ như rau xà lách và bắp cải (Islam và Atkins 2007; Pantanella và cộng sự, 2011). Do đó, việc sử dụng số liệu của tài chính của mô hình canh tác nông nghiệp phổ biến trên đất với chi phí đầu vào cao được cho là có thể chấp nhận được cho mô hình vườn nổi.

Tại An Giang, các cây trồng cạn như sắn, ớt, bí ngô, cà tím, dưa leo, ngô hay khoai môn thường được trồng luân canh cùng cây lúa (Nguyen, 2015). Giả sử trồng 2 vụ với diện tích đất chia đều cho ớt và bí ngô, thì tổng lợi nhuận thu được là 3,855.33USD/ha/bè mỗi năm (Nguyen 2015). Lưu ý rằng, số liệu này áp dụng cho mô hình canh tác hiệu quả trên toàn bộ 1 hecta. Tổng diện tích mặt nước cho 1 hecta bè là khá lớn do đó có thể có ảnh hưởng tới giao thông trên kênh. Hơn nữa, giả định này chưa tính tới tiềm năng kết hợp mô hình vườn nổi này với các thực tiễn nuôi trồng thủy sản chẳng hạn như nuôi cá.

Mô hình cá-sen

Nhờ có khả năng trữ lũ cao nên việc trồng sen kết hợp với nuôi trồng thủy sản ngày càng được áp dụng như một mô hình phát triển sinh kế lũ. Cây sen ở Đồng bằng sông Cửu Long thường sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa lũ, trong các hồ và vùng nước đứng khác. Tất cả các bộ phận của cây, như hoa, lá, hạt và củ đều có thể thu hoạch. Ví dụ, hoa dùng để bày trí, củ và hạt dùng làm thực phẩm hoặc thuốc. Ngoài ra, do giá trị thẩm mỹ cao, vào mùa một số đầm sen ở Đồng bằng sông Cửu Long còn là điểm thu hút du lịch sinh thái. Các loài sen hiện có ở Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi mực nước từ 5cm đến 150cm. Theo IUCN, các giống sen khác đang được trồng ở Bangladesh có thể thích nghi với mực nước lên đến 4-5 m. Cần tiếp tục đánh giá xem sự gia tăng mực nước nhanh do xả cống có gây khó khăn cho việc trồng sen hay không. Thực tế ở Việt Nam cho thấy nuôi cá trong đầm sen mang lại lợi nhuận trung bình 130 triệu VND/ha (Ni và cộng sự, 2016).

Hình 32: Nuôi cá trong hồ sen

Các thế mạnh của mô hình sinh kế lũ cá-sen bao gồm: y Lợi nhuận cao so với canh tác lúa hai vụ

y Đầu tư ban đầu thấp, chi phí ứng trước cũng thấp y Ít bị dịch bệnh

y Giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp phát triển du lịch sinh thái

y Nhu cầu thị trường cao (theo báo cáo của các công ty chế biến ở Đồng Tháp) Các rào cản tiềm ẩn bao gồm:

y Nguy cơ hư hỏng cao (thất thoát sau thu hoạch lớn)

y Giá cả biến động do bị thương lái và các công ty chế biến thao túng10 y Đòi hỏi nhiều lao động, phải cắt hái hàng ngày

y Nhạy cảm với sự thay đổi mực nước và xâm nhập mặn

Tác động kinh tế của việc chuyển đổi từ canh tác lúa hai vụ sang làm vườn nổi và nuôi cá-sen được phân tích trong phần 6.5 dưới đây. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng cần triển khai các biện pháp sinh kế liên quan ở cấp dự án. Như đã đề cập trong các nhiệm vụ trước đây, việc áp dụng mô hình sinh kế thay thế được thúc đẩy bởi 5 hoạt động chính sau: (i) thành lập nhóm / hợp tác xã; (ii) xây dựng các điểm trình diễn; (iii) xây dựng / tăng cường hệ thống khuyến nông; (iv) xây dựng các công trình giám sát chất lượng nước và trữ nước; (iv) thúc đẩy hình thức khoán hợp đồng. Các hoạt động này phù hợp với mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”” của Chính phủ Việt Nam, khuyến khích nông dân tham gia hợp tác xã và hình thành mối quan hệ lâu dài với các công ty thông qua hợp đồng. Các hợp đồng này bao gồm việc cung cấp vật tư đầu vào, tư vấn khuyến nông thông qua các đại lý của công ty, mua sản phẩm của nông dân với giá thỏa thuận. Chương trình hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và giảm chi phí giao dịch, đặc biệt đối với tiểu thương (Smith, 2013).

Quy mô của các phương án đề xuất

Quy mô thực tế khi triển khai các phương án sinh kế thay thế cần được đánh giá chi tiết trong giai đoạn xây dựng và lập kế hoạch dự án. Kết quả đánh giá khả thi trong phần 6.5 dưới đây được tiến hành với một diện tích khoảng 1.000 ha bao gồm các phương án sinh kế thay thế theo đó thời gian 2 năm đầu tiên là chỉ để dành cho việc chuẩn bị hệ thống canh tác trong đó cần cũng cấp các dịch vụ khuyến nông liên quan11

Bảng 19: Tổng quan về quy mô của các mô hình sinh kế thay thế (kịch bản 6 năm)

Mô hình Đ. vị Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Tổng diện tích sen ha - - 800 800 800 800

Tổng diện tích vườn nổi ha - - 200 200 200 200

Qua kết quả phỏng vấn cùng các kinh nghiệm trước đây, các mô hình dòng tiền sau đây (tính cho thu nhập sau khi đã khấu trừ các chi phí) được áp dụng cho cả 2 mô hình. Như đề cập ở trên, các giả định dưới đây cần được áp dụng cẩn trọng và có thể cần được tiếp tục nghiên cứu thêm do số lượng mẫu còn rất hạn chế.

Bảng 20: Tổng quan về dòng tiền của các mô hình sinh kế thay thế

Mô hình sinh kế Sen Vườn nổi

Dòng tiền / héc-ta (USD) 5.702,5 3.855,3

Với khung thời gian triển khai các mô hình sinh kế thay thế là 6 năm trên tổng diện tích 1.000 ha thì phân bố tổng dòng tiền sẽ như sau:

Bảng 21: Tổng dòng tiền của các mô hình sinh kế

Mô hình Đ. vị Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Sen USD - - 4.562.003 4.562.003 4.562.003 4.562.003

Vườn nổi USD - - 771.066 771.066 771.066 771.066

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)