6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất
6.3.3 Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học ở ĐBSCL được đặc trưng bởi những thay đổi theo mùa do tác động trực tiếp và gián tiếp của gió mùa. Chế độ mùa này dẫn đến những thay đổi thường xuyên về đa dạng sinh học và điều kiện sinh cảnh (COATES và cộng sự, 2003). Các vùng ngập lũ, như khu vực hồ Trà Sư - Tri Tôn được đề xuất là một ví dụ điển hình cho những thay đổi này trong mùa lũ và mùa khô. Nhìn chung, sự mở rộng phạm vi lũ hàng năm dẫn đến sự gia tăng các loài thủy sinh trong khi mùa khô là điều kiện thuận lợi làm gia tăng đa dạng sinh học của các loài chân đốt. Sự xuất hiện hay thiếu vắng lũ hình thành các loại sinh cảnh khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Điều này không chỉ quan trọng trong việc cung cấp bãi đẻ cho tôm cá mà còn thúc đẩy quá trình phân hủy thảm thực vật, qua đó cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho vụ lúa tiếp theo (Hình 30).
Những thay đổi về chế độ lũ do xây dựng hồ chứa quy mô lớn sẽ tác động tới những hệ sinh thái vốn thích nghi với chu kỳ ngập-khô, đặc biệt trong khu vực lòng hồ. Các tác động có thể bao gồm:
y Suy giảm đa dạng sinh học động vật chân đốt do tần suất khô hạn giảm
y Tính đa dạng của các loài thủy sinh bị thay đổi, chẳng hạn như một số loài cá sẽ phát triển quá mức hoặc suy giảm quá mức
y Thay đổi quần thể chim đang sinh sống gần rừng tràm Trà Sư và ăn cá hoặc côn trùng trong các khu vực lân cận