Rừng tràm Trà Sư

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 57 - 58)

6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất

6.3.4 Rừng tràm Trà Sư

Khu rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 2.800 ha được trồng từ năm 1978. Tràm là loài cây chính tại đây. Ngoài ra, bạch đàn được trồng dọc bìa rừng. Tràm được xem là loài cây bản địa của An Giang và được thấy ở nhiều địa phuong trong tỉnh. Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, phần lớn diện tích tràm bị chuyển đổi sang trồng lúa, dẫn sự suy giảm nghiêm trọng cả về quy mô và diện tích rừng.

Bảng 14: Tổng quan về các dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước

Dịch vụ hệ sinh thái Mô tả Mức độ quan trọng (tương đối) Cung cấp

Thức ăn Nuôi cá, trồng cây trái, ngũ cốc,

mật ong v.v Cao

Nước ngọt Trữ và duy trì nguồn nước, cung

cấp nước tưới Trung bình

Điều tiết

Điều tiết khí hậu Điều tiết khí nhà kính, nhiệt độ, lượng mưa và các quá trình khí hậu khác

Trung bình

Chế độ thủy văn Trữ, nạp và cung cấp nước ngầm Trung bình

Các thảm họa tự nhiên Kiểm soát bão lũ Trung bình

Văn hóa

Giải trí/ thẩm mỹ Du lịch thiên nhiên Trung bình

Hỗ trợ

Đa dạng sinh học Sinh cảnh loài Trung bình

Chu trình dinh dưỡng Lưu giữ, tái sinh và xử lý dinh

dưỡng Cao

Thành tạo đất Lưu trữ trầm tích và tích tụ chất

hữu cơ Trung bình

Rừng tràm Trà Sư được xem là khu bảo tồn chim có giá trị bảo tồn cao, là sinh cảnh của nhiều loài chim, động vật lưỡng cư và cá nước ngọt, qua đó cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước ở đây rất đa dạng và cân bằng. Rừng tràm Trà Sư đang cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng (xem Bảng 14 ở trên) có giá trị lên đến 44.000 USD/ha mỗi năm.

Ban đầu rừng tràm Trà Sư được đề xuất lồng ghép vào trong phạm vi hồ chứa và giữ nước như những phần còn lại của hồ. Bằng cách này mực nước tự nhiên tối đa của hồ chứa sẽ tăng từ 3.5m lên 4.5m. Sau khi tham vấn các cơ quan địa phương thì thấy rằng rừng tràm nên được đưa ra khỏi hồ chứa đề xuất vì có một số tác động tiêu cực như sau:

y Làm gián đoạn hệ sinh thái đất ngập nước do thay đổi chế độ lũ

y Tác độc tiêu cực tới nông nghiệp ở hạ du do đất và nước từ rừng tràm có tính a-xít rất cao làm giảm năng suất lúa

y Các loài ngoại lai có thể xâm lấn vào rừng tràm hoặc qua các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các khu vực của hồ

y Làm mất đi giá trị văn hóa và du lịch của rừng do sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập nước theo mùa

Ngoài các vấn đề tiềm ẩn nêu trên, các tác động tiêu cực khác có thể làm giảm khả năng cung cấp và chất lượng của tất cả dịch vụ hệ sinh thái như mô tả trong Bảng 14.

Việc xây dựng hồ có những tác động khác nhau tới rừng tràm Trà Sư, theo cả 2 phương án: i) lồng ghép rừng trong hồ chứa; hoặc, ii) tách rừng khỏi hồ chứa nhưng mở rộng hồ chứa về phía nam của rừng. Phần dưới đây tóm tắt ngắn gọn về những tác động tiềm ẩn này, tuy nhiên cần thực hiện thêm các nghiên cứu để định lượng các tác động một cách chi tiết hơn. Các tác động này bao gồm: các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ, những thiệt hại cho hệ sinh thái và thay đổi chi phí vận hành.

Tác động tới du lịch sinh thái

Lồng ghép rừng tràm trong hồ chứa sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái hệ sinh thái, cũng như mất mát các giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Hậu quả là làm giảm lượng du khách vốn đến đây để tận hưởng các đặc điểm tự nhiên của đất ngập nước. Giả định rằng một vùng sinh thái sẽ được thiết lập và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng điều này cũng có thể làm giảm thu nhập của khoảng 400 hộ dân hiện đang hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp từ các hoạt động du lịch ở đây.

Những mất mát tiềm ẩn về hệ sinh thái

Như trình bày ở các phần trước, việc lồng ghép rừng vào hồ chứa có thể gây suy thoái hệ sinh thái do thay đổi chế độ lũ cũng như những thiệt hại về cả động và thực vật. Với giá trị hệ sinh thái ước tính tối đa khoảng 44.000 USD/ha, việc lồng ghép rừng vào hồ chứa sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại gián tiếp. Mặc dù chưa thể đưa ra con số thiệt hại chính xác về tài chính nhưng tổn thất sẽ bao gồm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm khả năng điều tiết khí hậu của đất ngập nước, suy giảm nguồn cung cấp thực phẩm và hạn chế các cơ hội sinh kế trực tiếp/ gián tiếp từ rừng.

Thay đổi trong chi phí hoạt động

Trong cả hai phương án, lồng ghép hay tách rừng khỏi hồ, thì quy trình vận hành hệ thống cống cần được kiểm soát để hài hòa được chế độ nước của hồ và của rừng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên, cũng như nhu cầu nhân lực. Cần có thêm các nghiên cứu định lượng về chủ đề này.

Với những tác động tiêu cực tiềm tàng như đã đề cập, thì khuyến nghị không bao gồm rừng tràm Trà Sư trong phạm vi hồ chứa. Thay vào đó, có thể xem xét phương án mở rộng hồ chứa về phía Nam, dẫn đến việc rừng tràm sẽ bị kẹp giữa 2 phần của hồ. Do rừng và hồ có mực nước tối đa khác nhau nên việc gia cố (nâng cao trình) đê bao quanh rừng tràm là tối quan trọng để đảm bảo hệ sinh thái đất ngập nước của rừng tràm rừng không bị ảnh hưởng khi mực nước của hồ chứa dâng cao. Do vậy, hoạt động quản lý nước ở hồ chứa và tại rừng tràm cần được phối hợp chặt chẽ và đảm bảo chế độ nước thích hợp trong phạm vi rừng được duy trì ngay cả khi điều kiện môi trường xung quanh thay đổi. Ngoài ra, các bên hữu quan cũng có thể cân nhăc lại và lựa chọn một vị trí hoàn toàn mới cho hồ chứa mà không làm ảnh hưởng gì đến rừng tràm.

Khả năng tăng cường năng lực trữ nước của khu vực xung quanh rừng Tràm cũng sẽ mang lại lợi ích cho rừng, vì hiện tại mỗi năm cần bơm thêm khoảng 40 triệu m³ nước vào rừng để đảm bảo lượng nước cho mùa khô. Trong tương lai lượng nước này có thể được cung cấp từ hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn.

Một phần của tài liệu Hồ trữ lũ cấp nước Trà Sư, Tri Tôn, tỉnh An Giang - Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)