2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN
2.1.2.2. Hiện thực công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong truyện ngắn Nguyễn
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào cuộc sống xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở gắn bó và nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống đó, các nhà văn nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực đó để khám phá và sáng tạo thành công nhiều tác phẩm. Nhiều mối quan hệ được thể hiện như cái cũ và cái mới, cá nhân và tập thể, tầm nhìn của người cán bộ, sự đổi thay của cuộc sống làm ăn tập thể… tiêu biểu có Mùa lạc, Xung đột của Nguyễn Khải, Cái sân gạch cũ của Đào Vũ,
Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng, Bão biển của Chu Văn, Vụ mùa chưa gặt của
Nguyễn Kiên, Sông Đà của Nguyễn Tuân,… Ở từng mức độ, các tác phẩm trên không chỉ phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống, mà còn góp phần lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống ở buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Có nhiều vấn đề trong cuộc sống mà nhà văn nhìn nhận, đánh giá vào thời điểm đó nhưng đối với cuộc sống hôm nay vẫn còn mang ý nghĩa thời sự, vẫn là điều cần thiết phải suy ngẫm thêm. Với thành công trên, các nhà văn trong đó có Nguyễn Minh Châu đã khẳng định sự trưởng thành của mình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, khẳng định được vị trí, sự trưởng thành và đóng góp của mình trong công cuộc xây dựng cuộc đời mới.
Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, miền Bắc bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Điều đặt ra bấy giờ là chuyển hướng xây dựng kinh tế phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam, đồng thời vẫn bảo đảm phù hợp với phương hướng lâu dài về công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và chú ý đúng mức đến các nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân. Tăng cường nhanh chóng lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình có chiến tranh trong cả nước, ra sức tăng cường công tác phòng thủ để bảo vệ miền Bắc. Cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại do địch gây ra và gây thiệt hại cho địch đến mức cao nhất. Chi viện cao nhất cho miền Nam để đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với việc chuyển hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.
Điều đó được thể hiện trong những buổi tập luyện của đại đội (Chuyện đại đội) với người chính trị viên Thoa với những động tác huấn luyện vừa gọn gàng vừa chính xác: “Thoa co chân nhảy qua một đoạn hào rồi nâng súng trên hay tay chạy thẳng về
hướng địch. […]. Lúc a chạy qua trước mặt, họ chỉ trông thấy một mảnh lưng né nghiêng, ánh đầu mũi lê hơi loáng lên, và tiếng hô xung phong của Thoa” [3, tr. 93], tiếng thét của Thoa như xé màn sương, tiếng thét quả cảm của một chính trị viên vừa yêu đơn vị, yêu việc huấn luyện và yêu thương cả những đồng chí của mình. Hay câu chuyện của một đại đội với những chi tiết xoay quanh sự ra đời của chú nghé con trong doanh trại, chỉ có một con trâu tăng gia sản xuất đến ngày đẻ mà cả đại đội cuống cuồng lên:
“- Báo cáo thủ trưởng, nó đẻ từ lúc mười một giờ ba mươi phút, đến giờ vẫn chưa ra hết rau. […]
Tôi đã dặn các đồng chí trực nhật đêm nào cũng cắt đủ cỏ cho nó ăn. Thế mà đêm nào nó cũng chỉ được một chét không đủ dính miệng. […]
Chỉ cần một mình đồng chí Chi ở lại với hai mẹ con con trâu là đủ - Thoa dặn kỹ Chi - Con nghé chẳng cần cho ăn ngay. Khi cháo dừ, cậu đổ vào cái chai, đổ dần cho con trâu mẹ ăn tất” [3, tr. 83]. Đấy là những chi tiết gần gũi ấm áp tình người,
những cảm xúc cùng sự quan tâm không chỉ con người dành cho nhau mà còn dành cho con trâu của đại đội.
Người lính không chỉ biết mỗi việc là cầm súng đánh giặc mà còn phải biết làm kinh tế, phải biết tổ chức lại cuộc sống của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh của miền Bắc lúc này và đó là sự đoàn kết cùng nhau xây dựng vùng kinh tế mới. Cuộc sống mới với những thành tựu của công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở miền Bắc đã làm thay đổi diện mạo cuộc sống của con người. Cuộc sống thường ngày trong cái thành phố sau chiến tranh thật nhộn nhịp vào những ngày chủ nhật, có biết bao nhiêu chổ giải trí, các cửa rạp hát, các quầy hàng mậu dịch, những gánh hàng thịt bò kho, hàng bánh đa nướng và ngô nướng. Cuộc sống thay đổi làm cho nhu cầu của con người thay đổi, ý thức cá nhân cũng có nhiều thay đổi. Những lời tâm sự của Thoa (Chuyện đại đội) giống như những lời dạy rất thiết thực “tớ thấy các cậu nắm bộ đội
thế nào ấy? Anh em chiến sĩ người ta không phải là những cái máy, tốt dùng, xấu bỏ. Mình là những người cán bộ biết chỉ huy, nhưng cũng phải biết lãnh đạo. […]. Với chiến sĩ, tôi đề nghị các đồng chí phải rèn kỉ luật thật nghiêm, nhưng mặt khác phải hiểu thấu tâm tư người ta. Chúng ta phải biết quý con người. Bây giờ ta ngồi với nhau ở đây nhưng nay mai sẽ ngồi với nhau ngoài chiến trường. Tôi đã hai thứ tóc trên đầu tôi nghiệm thấy cán bộ chiến sĩ không thương yêu nhau thì chiến lược chiến thuật đến đâu cũng đố mà đánh được” [3, tr. 90]. Cái ngày hôm qua với biết bao khó
khăn không cho phép người lính sống dễ dãi với cuộc sống hiện tại, phải biết yêu thương, che chở cho nhau, giúp nhau sống thật tốt.
Nguồn suối đã đề cập đến vấn đề xây dựng chính quyền mới tại những bản làng
miền núi. Chính quyền cách mạng của huyện biên giới đã được xây dựng, vùng đất Pa-khen và chính quyền mới ở đây với ông Hừng trưởng bản kiêm chức xã đội
trưởng, buổi huấn luyện quân sự đầu năm của dân quân toàn xã biên giới với khí thế tự chủ của một vùng đất biên giới đầy khó khăn gian khổ. Người dân đây có thể đến với cách mạng một cách dễ dàng và tự giác hoặc hết sức khó khăn nhưng kết quả cuối cùng vẫn là khẳng định thắng lợi tất yếu của con đường cách mạng. Bên cạnh nhiệm vụ chống giặc cứu nước, công tác xây dựng chính quyền, hiện thực hóa các chính sách của Đảng và nhà nước, thu phục lòng dân cũng là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng. Những người dân của bản Pa-khen (Nguồn suối) có được tự do, được làm chủ cuộc đời mình nhờ giác ngộ đi theo Bác, theo cách mạng.
Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã mang lại nhiều mặt tích cực, nó làm thay đổi diện mạo cuộc sống con người, tình đoàn kết giữa quân với dân, giữa cấp trên với cấp dưới bền chặt hơn và mang lại những điều thú vị mới lạ với cuộc sống mới.