Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 51 - 56)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

3.1.2.2. Ngôn ngữ đối thoại

Tính cách nhân vật được thể hiện rõ nét và sống động thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Sự hồn nhiên của cái Thơm được Nguyễn Minh Châu khắc họa rõ

nét qua lời nói của Thơm: “Cô đấy, cô đi gởi thư cho chú bộ đội có khẩu súng to ấy” [3, tr. 48] hay khi Thơm nhoẻn nụ cười rất xinh, bá lấy vai cô giáo và thì thầm “Chúng cháu bắt chước cô đấy! Chúng cháu gởi thư cho các chú…” [3, tr. 49]. Một

câu nói hết sức thành thật và có vẻ miễn cưỡng, tuy rất xấu hổ nhưng Thơm vẫn nói

“nhưng mà cháu không biết chữ”. Đoạn hội thoại giữa bác bộ đội tóc bạc và cái

Thơm được Nguyễn Minh Châu miêu tả rất tự nhiên:

“- Cháu cần gì phải biết chữ! - Làm thế nào hả bác?

- Cháu chẳng cần viết , cháu vẽ cái gì vào thư cũng được. Mà thôi, cháu cũng chẳng cần vẽ! Cháu kiếm một mảnh giấy, hay một chiếc lá đề cũng được, cháu cầm như thế này và muốn nhắn gì cho các chú thì cháu cứ nói vào đấy. Ví dụ cháu nói, cháu là cháo thơm đây, cháu rất yêu các chú…

- Cháu yêu các chú lắm cơ!

- Phải rồi, cháu cứ nói đi…

- Các chú bắn thật nhiều thằng Mỹ, và phải giữ tay cho sạch. Bác bộ đội già vẫn nhìn cô bé bằng con mắt khích lệ.

- Các chú phải quấn cổ cho ấm, kẻo ho đấy!” [3, tr. 44].

Có vẻ cái Thơm hết sức thích thú với cái lối viết thư như thế, thạt dễ dàng và thoải mái. Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật nói lên những suy ngĩ, để cho nhân vật hành động phù hợp với ngữ cảnh mà nhà văn đã tạo ra.

Bằng cái giọng lạnh nhạt:

“- Cậu quê ở thành phố hử? - Mình ở Hà Nội, còn cậu?

- Mình ở Nghệ An – Ở đây các cậu ấy gọi mình là số hai “cá gỗ”!” [3, tr. 57- 58].

Có vẻ Lê hơi lạnh lùng với đồng đội của mình, đó là do trong những năm Sơn cắp sách trên những con đường phố Hà Nội thì Lê đã phải dắt trâu trên những con đường cày trên bãi sông Lam. Nhưng khi trông thấy Sơn bị thương, Lê lại lo lắng cho đồng đội của mình.

Nguyễn Minh Châu đã tạo ra những câu chuyện trong đại đội, khắc họa tính cách của những người lãnh đạo trong thời chiến cũng như trong thời bình. Có thể thấy trong Chuyện đại đội, cuộc nói chuyện của đại đội trưởng An với đồng chí Thoa:

“-Này đồng chí Thoa, trông đồng chí cứ ngỡ là đã phục viên về nhà ít nhất vài ba năm rồi!

Ngoài đồng Thoa hướng dẫn cho mấy chiến si tăng gia cày vỡ đất. Họ đều là những tay giỏi ở nhà, thế mà anh vẫn cứ kêu:

- Mấy cậu này, rời ra là cày đay cày lặp thế này ư? Ở nhà các cậu làm ăn cho hợp tác xã ra sao mà đến đây dắt con trâu đi như vậy?

… Đại đội trưởng cũng muốn cho chiến sĩ nghỉ ngơi nên đề nghị với Thoa: - Chiều nay, anh cho các cậu ấy nghỉ một buổi…

- Nghỉ ư? Không đi dạo phố một chủ nhật cũng chẳng chết được nhưng không

cày theo nước, tuần sau đất nó chai lại, lại vác cả đại đội ra mà cuốc ư? Cái nghề làm ruộng, chỉ rát lưng nhất là lúc cày cấy thôi” [3, tr. 78] hiện lên hình ảnh đại đội

trưởng An tận tụy với công việc, bắt đầu từ những suy nghĩ và hành động nhỏ nhất:

“Anh mở xà cột, trải giữa mặt bàn tấm bản đồ “bài tập chiến thuật” chi chít những mũi tên xanh đỏ, những ổ đề kháng, những con đường tiến quân vẻ bằng những nét gạch. An đứng tựa vào bàn, hai bàn tay xòe rộng đặt chùm lên một vùng đất đai đang diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt, thỉnh thoảng chiếc bút chì gõ gõ lên đầu một cánh

quân” [3, tr. 86]. Chính những hành động và lời nói của An đã cho người đọc hiểu rõ

thêm về tính cách, những điều nhỏ nhặt và sâu thẳm trong tâm hồn của những người lính trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Hay trong Những vùng trời khác nhau, cảnh chia tay của Lê và Sơn cũng gợi lên biết bao suy nghĩ trong lòng người đọc:

“Lê ngửng lên ngắm một lần cuối vùng trời quê hương mình, nói với Sơn: - Mấy hôm nay ngày nào chúng cũng cho máy bay trinh sát...

- Cậu cứ yên tâm. Chúng mình sẽ bảo vệ cái đập nước và vùng trời quê hương của cậu bằng mọi giá…

-Tớ rất tin… Tớ rất tin cậu!” [3, tr. 71-72].

Tận trong những ý nghĩ sâu kín nhất của Lê, anh đã coi Sơn như một đồng chí thân thiết nhất trong đời lính – “Đi nhá!”. Họ bắt tay nhau, từ biệt nhau chỉ có hai tiếng ấy. Sơn và Lê, mỗi người nhận một nhiệm vụ. Họ chia nhau tấm giáp nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu. Lê bắt đầu cuộc hành quân dài, đại đội Lê kéo vào thành phố còn đại đội Sơn ở lại bảo vệ đập nước. Mỗi người có một vùng trời riêng nhưng cùng chung tay bảo vệ vùng trời chung của dân tộc đang bị giặc chiếm đóng.

Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một cảnh tượng chia tay giữa Lãm và Nguyệt hết sức độc đáo. Nếu như lúc đầu gặp nhau cả hai người đều xa lạ, những câu hỏi, những câu trả lời nối tiếp nhau:

“- Có ai ngồi sau đó?

- Tôi đây... Tôi nhờ đồng chí lên cầu Đá Xanh một tẹo

Qủa tôi đoán chẳng sai. Rõ ràng tiếng trả lời của một người đàn bà, một cô gái, tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh, cứng cỏi nữa là đằng khác.

Mặc, tôi vẫn hỏi gặng : - Đàn ông hay đàn bà ?

- Đàn ông !

- Thôi đi cô, đáng lý tôi đã mời cô xuống. Đây là xe chở hàng quân sự. Cô lên cầu Đá Xanh có việc gì ?

- Em là công nhân giao thông. Anh gì ban nảy đã xem chúng minh thư rồi. Em về trên đơn vị có chút việc.

Tôi hỏi bừa một câu cho vui :

- Việc gì ? Hay là cô đi thăm chồng hay người yêu. - Em đi thăm người yêu đây !” [3, tr. 116].

Nhưng Lãm nghe giọng nói, chẳng phải giọng một câu nói đùa, biết đâu cô ta nói thật. Người đi nhờ xe trở thành bạn đường rồi lúc đưa xe ra gầm trở thành đồng đội chiến đấu, đáng lẽ Nguyệt xuống ngang quãng trạm gác bến gầm ở ngã ba, nhưng cô muốn đưa Lãm đi tiếp sang bên kia sông:

“- Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư? Tôi rất nghiêm trang:

-Thế nào chúng ta cũng còn gặp nhau. Mà dù cô xuống từ dưới kia, tôi cũng không bao giờ nghĩ cô là một người khi khó khăn thì bỏ người khác.

- Sao vậy, anh?

- Trông cô, tôi biết…” [3, tr. 127-128].

Câu nói của Nguyệt thể hiện một tấm lòng và cách ăn ở thủy chung tình nghĩa, còn Lãm thì tin vào cô gái ấy – người con gái có phẩm chất cao đẹp của thời chống Mỹ cứu nước.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w