Nghệ thuật sử dụng cấu trúc ngữ pháp

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 73 - 75)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

3.3.2. Nghệ thuật sử dụng cấu trúc ngữ pháp

Về phương diện cú pháp, cách dùng câu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975 là những câu giản đơn, ngắn gọn và dễ hiểu, cấu trúc câu văn linh hoạt hơn với việc nới rộng các thành phần cú pháp, gia tăng các yếu tố miêu tả, giải thích nhằm đi sâu khám phá và thể hiện những nét độc đáo của nhân vật. Phần lớn câu văn của tác giả là câu đơn, ít có sự phức tạp về thành phần câu với lối ngắt nhịp hài hòa: “Hẳn đã gần sáng. Ngoài rừng sâu, đôi chim gọi nhau suốt đêm đã

im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau. Chân trời phía rừng Tây đã ửng sáng. Rồi trăng đội chòm cây từ từ nhô lên. Từng chiếc lá đùng đình trên nóc lán lóe sáng như những mảnh bạc. Ánh trăng khuya lặng lẽ soi đầy trên mái và đoạn đường đầy vết xe trước cửa” [3, tr. 136] (Mảnh trăng cuối rừng). Hay “Cây đề bên đường đã trút hết những chiếc lá đỏ tía. Chưa qua hẳn mùa đông, nhưng mùa xuân đã dọn đường sang. Nắng mỗi ngày một mỏng và nhẹ, vàng rực lên chen giữa những trận mưa bụi. Những chiếc lá đề vàng hoặc đỏ tía rơi sát mặt đất” [3, tr. 45] (Lá thư vui). Trong Chuyện đại đội khi kể lại cảnh chăm sóc cho con trâu, tác giả chỉ sử dụng câu đơn, lời kể và lời tả tách bạch rõ ràng “trong giàn, con trâu mẹ đang nằm thở rất mạnh. Chợt trông thấy cái bóng gù gù, hơi thấp của Thoa hiện ra trước cửa, con trâu mẹ vội vàng chống hai chân trước đứng dậy. Những chiếc móng đập xuống mặt đất lộp bộp. Chi chạy đi nhóm bếp. Anh đặt chiếc xoong trên những hòn gạch và gây lửa. Ánh lửa bùng lên soi vào đôi mắt của con trâu mẹ ươn ướt. Chẳng mấy chốc, xoong cháo nấu cho con nghé đã sôi. Thoa đặt bàn tay lên lưng trâu mẹ thấy mồ hôi ướt dơm dớp. Thoa vuốt ve sống mũi nó. Con vật ngước đôi mắt ướt hiền lành nhìn Thoa” [3, tr. 82]. Việc sử dụng câu đơn,

thành phần câu không quá phức tạp giúp người đọc có thể nắm bắt ngắn gọn được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt.

Với Lê (Những vùng trời khác nhau) thì con người bên trong của anh được người đọc tiếp nhận và thấu hiểu chủ yếu qua lời bộc bạch cảm xúc chân thành

“Anh nghe rõ tiếng mái chèo đặc biệt của con sông quê anh. Tiếng mái chèo đò dọc chậm rãi và uể oải xuôi sông Lam thuở lọt lòng Lê đã nghe rồi nhớ không dứt ra được. …. Tiếng mái chèo chạm vào sông kia như có hồn, như chiếc khóa cửa chỉ chạm đánh tách một tiếng nhỏ nhưng đủ cho hai cánh cửa gian nhà mở ra. Gian nhà ấy lâu nay vẫn đóng im im. Dù cuộc sống nhiều vất vả, Lê cũng có một gia đình” [3, tr. 63]. Với những câu văn ngắn, theo đó dòng cảm xúc ngọt ngào sâu

lắng mà Lê dành cho quê hương hay nổi buồn khi xa bạn chiến đấu “chao ôi chẳng phải là lần đầu tiên Lê biết thế nào là một nổi buồn xa bạn chiến đấu và vùng trời quen thuộc nhưng khi từ biệt Sơn để đưa đơn vị ra ngoài này, vội quá. Lê chẳng biết nói gì với Sơn mà trong bụng có rất nhiều điều muốn nói” [3, tr. 71]

giúp người đọc hiểu thêm về người chiến sĩ cao xạ giàu kinh nghiệm chiến đấu và cũng rất sâu dậm nghĩa tình.

Tác giả sẽ tạo cho người đọc cảm giác tin cậy hơn về độ khách quan của câu chuyện, ngôn ngữ kể chuyện cũng hợp lý hơn và giàu tính thuyết phục hơn. Ở nhiều truyện ngắn của mình, Nguyễn Minh Châu thường sử dụng ngôn ngữ kể chuyện với những câu văn tương đối dài để thấy vẻ đẹp tâm hồn của người lính cùng khoảnh khắc sống khẩn trương mà thấm đượm nghĩa tình ở khoảng giữa hai cuộc chiến, tinh thần trách nhiệm, tác phong quân sự và tình người đáng quí của người lính cũng được thể hiện một cách sinh động và tự nhiên qua chuỗi hành vi, lời nói và việc làm cụ thể. Bức chân dung về Thoa, An và nhiều người lính khác mỗi lúc một hiện lên rõ nét trong sự sắp bày cạnh nhau của những chi tiết nghệ thuật giàu giá trị biểu đạt mà tác giả cố ý lựa chọn. Ở An, đó là sự chuẩn mực trong

tác phong quân sự lộ rõ ở vẻ trẻ, khỏe, linh lợi, có kinh nghiệm chiến đấu và tính cách yêu thương đầy trách nhiệm của người chồng trong sinh hoạt thường nhật, gần một tuần lễ, An cứ ngày huấn luyện bộ đội, đêm lại ra nhà chiêu đãi rang cám chườm bụng cho vợ. Với Thoa thì không gì thể hiện rõ hơn về anh qua những lời nói trực tiếp: “Với chiến sĩ, tôi đề nghị các đồng chí phải rèn kỷ luật nghiêm, nhưng mặt khác phải hiểu tâm tư người ta… Tôi đã hai thứ tóc trên đầu, tôi nghiệm thấy cán bộ chiến sĩ không yêu thương nhau thì chiến lược, chiến thuật đến đâu cũng đố mà đánh giặc được” [3, tr. 64]. Đó là lời nói chân thành nêu cao

trách nhiệm của người lính trong việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w