Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 56 - 58)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

3.1.2.3. Ngôn ngữ độc thoại

Nếu miêu tả ngoại hình xuất phát từ những biểu hiện bên ngoài của con người thì độc thoại nội tâm có đối tượng chủ yếu là thế giới bên trong. Đó là những suy tư thầm kín, những lời nhân vật tự nói với chính mình, những cuộc đấu tranh nội tâm khắc khoải, là đối thoại bên trong với sự phân thân của nhân vật, là tiếng nói sâu thẩm trong tâm hồn. Khắc họa nhân vật qua dòng ý thức, mạch hồi tưởng, những giấc mơ chảy tràn trong tâm trí và cả những cơn mộng du để tái hiện nhân vật trên bình diện rộng của cuộc sống. Để khám phá tâm hồn, tính cách hoặc gởi gắm những thông điệp tư tưởng bằng độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm được xem là một trong những nhân tố quan, góp phần vào thành công trong việc thể hiện tâm lý, ý thức nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn hướng nội đã kết hợp với hướng ngoại đã giúp ông khám phá con người và đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người để tiến tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, tạo điều kiện để họ giằng xé trong đau đớn, những cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng. Trong dòng đọc thoại nội tâm, nhân vật tự đói thoại với chính mình trong những trăn trở tìm kiếm chân lý, vươn tới hoàn thiện.

Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật nữ của mình vào vòng xoay của quá khứ đối diện với hiện tại để bộc lộ tư tưởng, tình cảm, trạng thái tâm lý chân thật, mãnh liệt nhất, do đó nhân vật nữ của ông thường có diễn biến nội tâm phức tạp.

Nguyễn Minh Châu đã làm chủ được biện pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm, ông đã sử dụng linh hoạt và đã chạm khắc được tâm trạng của nhân vật. Trước mắt Lãm là một cảnh tượng: một cô gái ôm chiếc nón trắng đang đứng sát cửa xe và những câu hỏi của anh tài phụ… Lãm chợt nghĩ sau câu hỏi của mình : “Ai ngồi trong đó?” chắc người ngồi phía sau xe sẽ sợ “chắc người ấy đang phấp phỏng sợ tôi không cho đi nhờ, nhưng người đó là ai?” [3, tr. 116]. Đó chỉ là mấy phút phân vân

trong trong cuộc đấu tranh tư tưởng của Lãm. Không thể quên được những lần độc thoại nội tâm với những suy tư, trăn trở với những câu hỏi cứ thấp thoáng hiện lên trong đầu Lãm về tình yêu chung thủy và sự chờ đợi bao năm của Nguyệt: “Và cũng

thật lạ! Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ bên lòng hình ảnh một người con trai chưa hề gặp và chưa hứa hẹn một điều gì ư? Trong lòng cô ta, cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt ư? Hạnh phút người con gái ấy đem đến cho tôi quá nhiều. Cho nên tôi cảm thấy mình là một kẻ chịu ơn” [3, tr. 119-120]. Một trường

hợp đặt biệt là trong đời lái xe của Lãm chưa bao giờ mời một cô gái lên ngồi trong buồng lái. Sau mỗi lần hỏi cô gái bên cạnh về cái tên Nguyệt ở gầm Đá Xanh, tâm trạng của Lãm lại thay đổi “- Cô Nguyệt hy sinh bao giờ? – Tôi vội hỏi, rõ ràng nghe

tiếng nói của mình mà như của người khác… Tôi thở phào và nói đùa một câu nhạt thếch! Lòng tôi rối như tơ vò. Chẳng lẽ lại hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không? Chỉ cần hỏi thế, mọi sự sẽ vỡ lẽ ngay nhưng tôi vẫn không muốn hoặc không dám hỏi. Tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác. Thế nhưng tôi vẫn cứ phải phân vân: trong hai người con gái, một trẻ và xinh đẹp ngồi bên cạnh, và một người đã chết anh dũng, ai là người đã từng mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mối tình đầu với tôi suốt mấy năm, mà tôi lại tỏ ra hờ hững? Một trong hai người, ai là người tôi sắp tìm đến. – Ai? Người tôi sắp tìm đến là ai? Câu hỏi ấy cứ xoáy trong óc tôi, như một cái dùi nung đỏ bỏng rát. Nếu Nguyệt đã hy sinh thực thì tôi sẽ mang hối hận suốt mãi mãi” [3, tr. 123-124]. Và trong Lãm vẫn có niềm tin rằng

người con gái đang ngồi cạnh Lãm chính là Nguyệt. Lúc nào Lãm cũng canh cánh bên mình hình ảnh của Nguyệt và luôn tự hỏi “qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa

bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mảnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?” [3, tr. 135]. Đó là

những dòng độc thoại nội tâm chứa chan cảm xúc yêu thương và ngưỡng mộ với biết bao điều băn khoăn, trăn trở.

Như vậy, với thủ pháp độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu đã có những khám phá mới về chiều sâu tâm hồn con người, khắc họa đậm nét tâm lý, tính cách nhân

vật. Đi sâu vào những diễn biến tư tưởng, những trạng thái tinh thần, những đột biến tâm lý trong dòng độc thoại nội tâm, nổi đau của số phận, tính chất hướng nội của nhân vật thể hiện rõ với sự mổ xẻ tâm lý , ý thức tự phân tích, tự phán xét nghiêm khắc, trung thực. Với sự phấn đấu không ngừng của một ngòi bút tâm huyết, Nguyễn Minh Châu đã thâm nhập vào thế giới bên trong đầy bí ẩn để khai thác những tầng bậc đời sống tâm linh, để nhân vật bộc lộ mình chân thật, sinh động như vốn có.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w