Miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 47 - 49)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật

Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975, ông đã từng bước khắc họa được ngoại hình của nhân vật khá hoàn chỉnh, sinh động, đa dạng với đầy đủ các kiểu nhân vật, những lứa tuổi khác nhau để phác thảo chân dung những con người trong thời kháng chiến chống Mỹ cũng như trong thời gian xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ “hình dáng, diện mạo, trang phục,

tác phong,… tóm lại,là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật” [5, tr. 134].

Việc xây dựng ngoại hình nhân vật thay cho lời giới thiệu của tác giả về nhân vật đó, giúp người đọc phần nào hình dung về tính cách của nhân vật. Đây là hình ảnh của một cậu “dong dỏng cao, trắng trẻo, dáng đi mềm mại như con gái…, khuôn mặt

trái xoan, đôi mắt rất thông minh, tận trong lòng mắt ẩn náu một ánh lòng đen vừa ngây thơ vừa kiêu kì” [3, tr. 57]. Đó là Sơn – một chàng trai Hà Nội, anh đã cùng Lê

đi khắp gầm trời miền Trung đầy sắt thép và khói lửa. Bom đạn, bùn đất và gió Lào đã làm cho khuôn mặt Sơn sắt lại, hai gò má sạm nắng, anh đã mất đi cái vẻ trắng trẻo và non nớt của một chàng trai Hà Nội hào hoa và lãng mạn. Khói lửa chiến tranh cùng với những khắc nghiệt của khí hậu làm cho ngoại hình có phần thay đổi nhưng ý chí quyết tâm chống giặc, bảo vệ quê hương vẫn tăng theo cùng năm tháng kháng chiến.

Không chỉ thế, tác giả còn miêu tả ngoại hình của nhân vật thông qua cái nhìn của những người xung quanh, tạo nên sự chân thật và sống động hơn: “Thoa ngắm cái mũi thẳng, và món tóc uốn một cách tự nhiên trên vừng trán đang suy nghĩ của An, trong bụng vừa kính phục vừa thương hại người cán bộ đồng cấp trẻ hơn mình gần hai chục tuổi” [3, tr. 87], hay qua làn đèn tù mù của đoàn xe xích lao đi ầm ầm,

Lãm đã nhận thấy vẻ xinh đẹp của Nguyệt: một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào cũng thấp và đẫy đà. “Cô ta mặc áo xanh chít hông vừa khít,

mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay một cách nhẹ nhàng” [3, tr. 121] hay “chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao!” [3, tr. 126].

Quan trọng hơn, trong truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu khai thác rất sâu hình ảnh về người phụ nữ, người phụ nữ trong trang viết của ông rất đẹp – vẻ đẹp của người phụ nữ đảm đang, kiên cường và tính cách rất mạnh mẽ. Chẳng hạn, khi ông miêu tả Thận trong Nhành mai: “Thận gầy và già đi nhiều. Đôi mắt ngày xưa trong

sáng bây giờ đã thâm quầng, hằn lên những nét lo nghĩ. Gương mặt trái xoan hiền hậu cũng trở nên rắn rỏi và cương nghị” [3, tr. 30]. Đó là hình ảnh của cô du kích bé

nhỏ của làng Đằng vụt trưởng thành trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Nguyệt xuất hiện trong khung cảnh rừng núi hoang sơ, là con đường ra mặt trận đầy mưa bom bão đạn như sự tương phản. Cô gái xinh đẹp trang phục đời thường giống như một sự lạc lõng trước hiện thực. Dưới ngòi bút của tác giả, Nguyệt hiện lên là cô gái đẹp, dáng người dỏng cao giọng trong trẻo cứng cáp, đôi mắt đen lánh sâu thẳm, mái tóc dày và trẻ trung. Ngay cả những chi tiết dễ quên cũng không bị bỏ sót, nó hiện dậy qua miêu tả với chủ đích rõ ràng: đôi gót chân hồng, đôi dép cao su sạch sẽ, quần lụa chấm mắt cá. Đó là bức chân dung thiếu nữ toát lên vẻ đẹp thanh xuân, Nguyệt như người yêu đi gặp người yêu nơi một địa chỉ hẹn hò tình tứ, giữa khung cảnh thời bình. Đặt nhân vật trong bối cảnh hiện thực mới thấy hết vẻ lãng mạn của

của nó, bom đạn chết chóc bất lực hoàn toàn trước sức sống của con người. Hành động của nhân vật, trái tim của tuổi trẻ, vượt lên thách thức của sự tàn bạo thảm khốc. Ung dung sống, ngẩng cao đầu để sống, và bom đạn không huỷ diệt được khát vọng tình yêu tuổi trẻ.

Nguyễn Minh Châu đã chú ý tới ngoại hình của các nhân vật. Nhân vật của ông mang vẻ đẹp rắn rỏi, kiên cường của con người trong chiến tranh và mang nét bình dị của con người làng quê. Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình không phải là mới. Nếu như trong văn học trung đại, nhân vật được miêu tả thông qua những chi tiết mang tính ước lệ, thì trong văn học hiện đại, nhân vật được miêu tả hết sức đơn giản. Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, nhân vật được miêu tả với những chi tiết nhỏ như mái tóc, hàm răng, ánh mắt, cùng với những cử chỉ nhỏ nhặt của một con người bình thường đang hiện diện đâu đó trong cuộc sống. Miêu tả ngoại hình không phải hoàn toàn miêu tả hết vóc dáng của nhân vật mà chỉ miêu tả một vài chi tiết để làm nhân vật hiện lên thật sinh động và chân thật hơn. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật cũng một phần nói lên được tính chân thực của hoàn cảnh, chiến tranh là khoảng cách mong manh giữa sự sống và cái chết nên các nhân vật không có ngoại hình theo đúng một khuôn mẫu hay thước đo chuẩn mực nào cả.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w