Giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 76 - 84)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

3.4. Giọng điệu nghệ thuật

Giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất để tạo nên phong cách của nhà văn. Mỗi tác giả tạo cho mình một giọng điệu riêng trong tác phẩm: chất giọng trữ tình thống thiết của Nguyên Hồng, giọng trào phúng, đã kích của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, giọng khách quan, tinh táo của Nam Cao, giọng tâm tình nhỏ hẹ của Thạch Lam. Ở Nguyễn Minh Châu, chất trữ tình trong văn xuôi là đặc điểm có tính xuyên suốt, nhưng vì cảm hứng sáng tác của các giai đoạn có khác nhau nên giọng điệu thể hiện có khác. Truyện ngắn trước 1975, giọng văn mang âm hưởng hào hùng gắn liền với trữ tình, bởi chủ đề đề cập đến những cái lớn lao như yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm và cảm hứng ngợi ca

là chủ đạo. Cách kể của tác giả ở hầu hết các truyện đều đậm màu sắc lạc quan, tươi tắn dù có đề cập đến những hy sinh, cái chết. Cảnh và người dưới mắt nhìn và chổ đứng của Nguyễn Minh Châu đều được kể, được tả trong vẻ hào hùng, sôi nổi, tài hoa. Trong truyện Nguồn suối, Lá thư vui, Nhành mai, Mảnh trăng cuối rừng… giọng điệu chính đều ấm áp hiền hòa, ngay khi bước vào cuộc chiến đấu, không khí vẫn bình thản và lòng người lại càng bình thản.

Giai đoạn đầu hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu phần lớn là hiện thực chiến tranh nhưng ông nghiêng về khai thác chất thi vị của cuộc chiến. Ông chú ý làm bật lên tình cảm của nhân vật, vẫn mượt mà, đằm thắm trong cái khốc liệt của chiến tranh, lạc quan vẫn có thể vút lên từ cái chết, cái mất mát. Những mối tình hồn nhiên, tươi sáng trong chiến tranh như Ngạn và Y Kiêu, Lương và Thận, Lãm và Nguyệt, tình bạn tốt đẹp giữa Lê và Sơn. Hay mối quan tâm của đại đội suốt một năm về việc con trâu của họ sắp đẻ. Xuất phát từ tình yêu và lòng ngưỡng mộ đối với con người, ở chỗ đứng của mình, Nguyễn Minh Châu đã tìm ra được nét đẹp trữ tình nảy nở từ trong cuộc chiến. Hiện lên trong truyện ngắn của nhà văn, mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận, một hoàn cảnh sống và chiến đấu riêng nhưng nhìn chung họ là người tốt, là những cá nhân tích cực, những cá nhân tích cực trong đời sống của cộng đồng. Nguyễn Minh Châu phát hiện, khẳng định, ngợi ca phần ánh sáng tốt đẹp trong tâm hồn, phẩm cách con người. Chất giọng trữ tình thấm trong cảm xúc ngợi ca những người lính cao xạ qua Những vùng trời khác nhau, nam nữ thanh niên xung phong, những anh cán bộ cách mạng, những cá nhân tích cực yêu nước, giàu tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong tăng gia sản xuất, anh dũng trong chiến đấu trong Chuyện đại đội, Mảnh

trăng cuối rừng…

Với giọng anh hùng ca lạc quan phơi phới, chúng ta thấy Nguyễn Minh Châu như một nghệ sĩ hát lên khúc ca đẹp nhất ca ngợi cuộc sống vĩ đại của dân tộc

trong thời chống Mỹ, giọng điệu ấy là những quyết tâm chiến đấu của những người chiến sĩ trên khắp các nẻo đường. Cuộc chiến càng dữ dội thì phẩm chất anh hùng càng sáng ngời, đó là giọng điệu đầy chất sử thi của những người anh hùng, quyết không khuất phục trước kẻ thù. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tài năng, qua cách tạo nhịp, ông đã nhấn mạnh tinh thần quyết chiến của chiến sĩ, những quyết tâm tập luyện. Ta thấy nhà văn thật sự khéo léo trong việc cùng một lúc vừa nêu cao ý chí chiến đấu, tập luyện của các chiến sĩ, vừa làm nổi bật lên tinh thần lạc quan của họ. Cuộc kháng chiến có khó khăn, ác liệt tới đâu nhưng trong lòng mỗi người chiến sĩ vẫn giữ được niềm tin yêu vào cuộc sống, giúp họ cảm thấy lạc quan yêu đời hơn. Chính những lạc quan đó đã đã giảm đi một phần nào áp lực chiến đấu và rút ngắn khoảng cách sử thi giữa các nhân vật với tác giả, độc giả. Nhưng sau tiếng cười, sự lạc quan là chứa chan một tấm lòng yêu nước. Đấy là giọng điệu của một dân tộc đầy tự tin và giàu lòng yêu nước. Trong Mảnh trăng cuối rừng là giọng chính chắn, chững chạc của chị Tính, giọng Lãm thâm trầm, khắc khoải, giọng của Nguyệt hồn nhiên, tự tin, giọng của chị Nguyệt lão yêu thương, bảo ban, vun vén và giọng nhà văn nhẹ nhàng, ấm áp, tin tưởng… Tất cả làm nên tính đa thanh phức điệu của giọng điệu hào sảng, ngợi ca, khẳng định. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh nhưng lại bắt gặp sự vui tươi, lạc quan của những người lính hơ là sự nặng nề của chết chóc và bom đạn, các sắc thái hào hùng, đanh thép, vui tươi, dí dỏm và hài hước… giúp cho giọng điệu trong truyện ngắn của ông phong phú hơn. Giọng văn anh hùng ca trong truyện ngắn của ông không chỉ là sự phản chiếu từ hiện thực sôi động của chiến trường mà còn xuất phát từ nhiệt huyết trào dâng trong lòng tác giả.

Gắn liền với giọng điệu anh hùng ca là giọng điệu trữ tình, sâu lắng. Giọng điệu này xuất hiện trước vẻ đẹp của con người hiện lên trong khói lửa chiến tranh. Khác hẳn với giọng anh hùng ca có những âm điệu trầm bổng, hùng hồn, giọng

điệu ở đây chất chứa cả nổi niềm sâu lắng. Giọng điệu trữ tình còn thể hiện ở cách ngắt nhịp chậm rãi, nhịp điệu thong thả của câu văn thể hiện rõ nét chức năng tâm tình, đó là giọng điệu tràn ngập niềm đau của mẹ Lân, của Ngàn….

Giọng điệu anh hùng là giọng chủ đạo cho thời kì này nhưng nếu chỉ duy nhất một chất giọng hào hùng thì tác phẩm sẽ đơn điệu, cho nên Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng điệu trữ tình còn đem lại hiệu quả cao cho truyện ngắn của mình. Khi giọng điệu trữ tình và hào hùng vương đến đỉnh cao, sự hài hòa giữa giọng sử thi với giọng trữ tình sẽ tạo ra một giọng điệu vừa đanh thép nhưng cũng vừa sâu lắng, làm bớt đi vẻ khô cằn của chiến tranh và tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Có thể tìm thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giọng điệu như vậy.

“Bóng Ngạn đứng trước ngọn lửa như được phóng to lên. Trong đêm rừng, đôi mắt thăm thẳm của Y Kiêu đọng một ánh lửa phản chiếu sáng rực không bao giờ tắt. Y Kiêu không nghe rõ tiếng Ngạn, chỉ nghe được tiếng dội của vách núi. Sau khu rừng lim già là vách núi đá Pa-khen trần trụi và hùng vĩ, sương khuya phủ kín thung lũng. Từ trên đầu dốc núi Lào cao ngất và thanh vắng, nguồn suối Pa-khen đỗ trắng xóa, ngọn suối sói vào lòng đất mang cả mối tình đầu mãnh liệt chợt réo như thác [3, tr. 18] (Ngồn suối). Sương xuống lạnh buốt trên vai tôi và Khai. Tôi

đặt tay lên vai Khai, lay khẽ. Hai đứa chúng tôi cầm ngang súng tiểu liên, băng qua mặt đường còn khét mùi xăng. Gió thổi đến lộng óc, như chân trời phía nào đó bị thủng. Sao lung linh. Những vì sao cũng trắng và hoang dại như cánh đồng khu trắng hai bên con đường vận chuyển của địch. Cánh đồng này, khi chúng tôi rút lui đi qua, lúa đang trổ có vạt đã hoe vàng, thế mà bây giờ đã thành một cánh đồng hoang. Từ phía bờ tre ở xa nổi lên mấy tiếng mõ lốc cốc, một phát súng trường nổ đơn độc rồi lại im lặng, lại nghe gió rít trên bụi ôrô (Nhành mai). “Khoảng gần

khuya, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một gói rồi thổi giạt đi. Gió thổi vào cành lá ngụy trang trên nóc xe ràn rạt. Trên đầu chúng tôi, khoảng

trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một màu trắng xóa. Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng” [3, tr. 125] (Mãnh trăng cuối rùng).

Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đôi khi thâm trầm, khắc khoải một giọng điệu triết lý, suy ngẫm. Tinh thần xông xáo cùng ý thức trách nhiệm cao của người cầm bút đã thôi thúc nhà văn đi sâu tìm hiểu và cát nghĩa, lý giải mọi vấn đề của cuộc sống, từ khía cạnh yêu thương, hạnh phúc đến những biểu hiện thường tình với tất cả ý vị sâu sắc, đắng cay của nó. Ở Nhành mai, người đọc nhận ra

giọng điệu triết lý, suy tư trong mạch cảm xúc chợt đến khi nhân vật “tôi” nghĩ về con suối xuôi hướng chảy về Tây Bắc “con sông nào mà không có nguồn suối nhỏ

đầu tiên” [3, tr. 9]. Trong cuộc đời cũng vậy, có bao điều to tát, vĩ đại mà không

bắt nguồn từ những điều giản dị, bình thường. Cũng như cuộc chiến vĩ đại mà dân tộc ta đang tiến hành, sẽ không là gì cả nếu không có những hy sinh của người chiến sĩ để bảo vệ những cái rất quen thuộc: giếng nước, gốc đa, nụ cười hạnh phúc… bảo vệ vùng trời yêu thương, quen thuộc của quê hương mình. “Hạnh phúc người ta trên đời chẳng biết đâu là cùng” [3, tr. 64], chỉ hai từ “hạnh phúc” (Những vùng trời khác nhau) là sự suy ngẫm đầy nghiêm túc về vấn đề hạnh phúc mà từ rất sớm Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ niềm trăn trở trong ngòi bút của mình giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc, thấm thía về những điều bề bộn, phúc tạp trong cuộc sống.

Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, cảm hứng anh hùng ca với âm điệu hào hùng, sảng khoái của thời đại chi phối giọng điệu của tác phẩm. Bên cạnh giọng điệu hào hùng, ngợi ca là giọng điệu trữ tình ấm áp với giọng điệu triết lý, suy ngẫm được xem là sự kết tinh, lắng lọc của những cảm xúc, những trăn trở, trải nghiệm của tác giả giữa bao điều thật nhất giữa cuộc sống đời thường.

3.5. Tình huống truyện (chỉnh sửa thêm)

Trong truyện ngắn giai đoạn trước 1975, nhà văn luôn tạo điều kiện tối ưu để nhân vật của mình ở vào trong những hoàn cảnh hết sức thuận lợi cho việc thể hiện những phẩm chất cao đẹp. “Nhà văn dường như vượt lên khỏi cái hằng ngày và

hướng về cái đẹp đẽ của cuộc đời; cái đẹp dường như được giải thoát khỏi gánh nặng của cái xấu, bay vượt lên khỏi cái thường nhật… anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” [58, tr.407]. Đúng như N. I. Niculin đã nhận xét, đây là chỗ mạnh cũng là

chỗ yếu của nhà văn. Con người trong truyện ít khi phải lâm vào những cảnh ngộ éo le, những tình thế khó xử để có thể làm cho họ xấu xa hay chí ít cũng trở nên nhếch nhác đi trước mắt người đọc. Những năm tháng chờ đợi trong mối tình có thể nói là đơn phương của Nguyệt đối với Lãm (Mảnh trăng cuối rừng) không hề

làm cho cô trở nên sầu úa như những nhân vật nữ trong tiểu thuyết lãng mạn, trái lại chỉ càng làm cho “cái sợi chỉ xanh óng ánh” trong tâm hồn cô thêm ngời sáng. Cô không buồn vì còn có đồng đội, còn có những lí tưởng cao đẹp mà mình đang theo đuổi cùng với những công việc cấp bách khác. Trong trận chiến ác liệt khi cùng Lãm đối mặt với máy bay giặc, bom đạn chỉ làm Nguyệt bị thương chút xíu ở cánh tay, vết thương chỉ càng giúp cho Nguyệt trở nên đẹp hơn dưới mắt người lái xe. Trong Những vùng trời khác nhau, sau một thời gian dài xa cách, vợ chồng Lê chỉ gặp được nhau trong chốc lát ngắn ngủi khi anh tạt về thăm nhà rồi vội vã chia

tay khi có báo động. Họ chưa kịp nói với nhau một lời yêu thương nhưng không hề đau khổ bịn rịn, vì tâm trí của cả hai đang phải dành cho nhiệm vụ. Hình ảnh “khuôn mặt vợ đỏ ửng lên vì thẹn và sung sướng” khi đứng bên Lê cạnh chái nhà chỉ chợt thoáng qua trong suy nghĩ của anh sau này, “chỉ vụt qua, lóe lên như một

chiếc lá mía xanh biếc”.

Trong Mảnh trăng cuối rừng, Những vùng trời khác nhau, Nguồn suối, Nhành mai, Người mẹ xóm nhà thờ,... tình huống truyện chủ yếu là những tình

huống khách quan. Nhân vật thường được đặt trong thế đối mặt với những thử thách nảy sinh từ hoàn cảnh. Ở vào những điểm nút có tính chất bước ngoặt của hoàn cảnh, nhân vật buộc phải hành động dứt khoát với thái độ rạch ròi, không chút phân vân, lưỡng lự để giải quyết tình thế, từ đó mà bộc lộ phẩm chất bên trong của mình. Câu chuyện về những người lính trong Những vùng trời khác nhau phát triển dọc theo chiều dài của những cuộc hành quân, tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét trong hoàn cảnh của những lần đối đầu với kẻ thù trên mâm pháo. Nỗi đau mất mát của mẹ Lân trong Người mẹ xóm nhà thờ là động lực để mẹ không còn sợ hiểm nguy, xông lên trận địa động viên các chiến sĩ nhả đạn vào quân thù. Trong

Mảnh trăng cuối rừng, tình hu ống gặp gỡ ngẫu nhiên giữa đôi bạn trẻ trong một

đêm trăng huyền ảo ở rừng Trường Sơn đã đem lại sắc màu lãng mạn cho thiên truyện, tuy nhiên chỉ đến khi phải ở vào thế đối mặt với quân thù thì vẻ đẹp tâm hồn của họ mới được phát hiện một cách đầy đủ nhất. Trong tình thế đối mặt với máy bay giặc, cô Nguyệt đã dũng cảm lao mình vào chỗ nguy hiểm để cứu xe, cứu đồng đội. Những hành động bên ngoài ấy giúp bộc lộ phẩm chất bên trong tâm hồn nhân vật đồng thời cũng là phương thức để phát triển cốt truyện.

LỜI KẾT LUẬN

Chiến tranh đó là một hoàn cảnh đặc biệt. Ðời sống của con người phải chịu đựng quy luật nghiệt ngã của chiến tranh. Sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn không thể nằm ngoài quy luật đó, văn học cần phải nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu của đời sống chiến đấu, phải góp phần tuyên truyền động viên, phản ánh và lí giải hững vấn đề trong đời sống. Mặt khác, sáng tác trong hoàn cảnh đó, nhà văn chú tâm đến những vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc. Vì lẽ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy: Cái riêng tư nhiều khi trở nên vô nghĩa trước cái chung vĩ đại. Những tình cảm cá nhân, gia đình được đặt trong mối quan hệ với tình yêu Tổ quốc, tình cảm đối Ðảng và cách mạng. Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là hình tượng nhân dân anh hùng, nhân dân là người viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Nhà văn thường viết nhiều về niềm vui và ít viết về nỗi đau, mặc dù ai cũng hiểu rằng mất mát đau thương là điều không tránh khỏi. Có thể nói rằng, trong hoàn cảnh chiến tranh của dân tộc ở giai đoạn này, nhà văn viết với thái độ và cách nhìn như vậy là điều nhân đạo nhất. Trong đau thương gian khổ, con người Việt Nam dồn sức nghĩ về tương lai, hướng về tương lai với một niềm tin sâu sắc đó chính là sức mạnh tinh thần mà chỉ những người trải qua những năm tháng đó mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Vì phát triển trong chiến tranh nên văn học Việt Nam ở thời kì này vừa đậm đà chất lãng mạn, vừa có khuynh hướng sử thi.

Truyện ngằn Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 được xây dựng nên bởi nhiều yếu tố nghệ thuật. Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến là giọng điệu. Để xây dựng những tác phẩm sử thi hiện đại, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng giọng anh hùng ca lạc quan, phơi phới để nêu cao tinh thần chiến đấu lạc quan, yêu đời của các chiến

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w