2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN
2.2.2.2. Hình tượng con người mang tính cách đời thường
Mang trong mình những phẩm chất ưu tú, con người sử thi trong truyện ngắn giai đoạn này được xây dựng như những người anh hùng của cộng đồng, dân tộc. Nhưng khác với những anh hùng trong sử thi truyền thống, con người ở đây còn có thêm những nét đời thường, là những phiên bản khác nhau về hình tượng con người
trường và hoàn cảnh đa dạng, người anh hùng không chỉ được miêu tả trong những giây phút có ý nghĩa trọng đại mang tầm vóc lịch sử mà cả trong những khung cảnh bình dị của đời thường. Chuyện đại đội kể về những người lính luôn chấp hành kỉ luật, hết sức có trách nhiệm trong công tác nhưng cũng thật bình dị trong sinh hoạt hàng ngày. Xung quanh chuyện một chú nghé con ra đời, ta phát hiện ở họ những nét đẹp của người nông dân chân chất, yê u thương đồng đội, yêu quý loài vật như con người. Đáng yêu nhất là hình ảnh anh chàng lính trẻ tên Chi, vì sợ trả phép muộn nên vừa đi vừa chạy đến nỗi làm cho nải chuối biếu thủ trưởng rơi rụng hết ở dọc đường. Trong một số truyện khác, nhân vật cũng có những lo toan cho bản thân, cho gia đình, cũng có những giây phút chạnh lòng hay xao xuyến trong sâu thẳm tâm hồn. Tuy nhiên, những cảm xúc cá nhân như vậy, nếu có thì chỉ là những phần rất nhỏ được nhìn nhận thoáng qua như những chi tiết có tác dụng điểm xuyết làm nổi bật hơn nữa những phẩm chất đẹp đẽ của con người anh hùng. Chịu sự chi phối bởi cảm hứng sử thi và bút pháp trữ tình lãng mạn, những suy tư ngẫm ngợi của nhân vật chủ yếu hướng về những vấn đề lớn lao của cộng đồng, dân tộc và thường mang màu sắc mơ mộng nhiều hơn. Nhân vật suy tư ngẫm ngợi chủ yếu là về người khác chứ không phải về mình. Vẻ đẹp tâm hồn của con người vì vậy được phát hiện chủ yếu qua cái nhìn từ bên ngoài, chưa có sự tự khám phá, tự bộc lộ.
Xuất phát từ cảm quan nghệ thuật thiên về khám phá và ca ngợi những nét đẹp trong tâm hồn con người, Nguyễn Minh Châu ít đi sâu miêu tả những nét tâm lí có tính tiêu cực. Những hạn chế trong mỗi người được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhiệm vụ, trách nhiệm đối với cái chung. Những biểu hiện chưa tốt, thực ra chỉ là sự quá đà trong lối nghĩ, lối làm việc nhiệt tình trong công tác. Những suy nghĩ hẹp hòi với cái nhìn lạnh lùng thiếu thiện cảm của Lê đối với Sơn khi mới gặp lần đầu (Những vùng trời khác nhau) cũng xuất phát từ băn khoăn về động cơ nhập ngũ của người mới đến. Thái độ ấy thay đổi ngay sau đó khi Lê nhận ra: “Thằng này đánh nhau được!” (tr60). Bị quy định bởi cái khung sử thi của các sự kiện lịch sử xã hội,
người mang vẻ đẹp lí tưởng của thời đại. Cách thể hiện con người nhìn chung là một chiều, tất cả mọi phương diện trong đời sống con người đều được đưa về một hệ quy chiếu đơn nhất. Hoàn cảnh chiến tranh tạo cho con người nếp nghĩ đơn giản, sống với những ảo tưởng, có phần dễ dãi trong nhận định phán xét. Trong trận tuyến đối đầu giữa “ta” và “địch” có tính chất một mất một còn, trước một vấn đề mới nảy sinh, con người không thể có nhiều lựa chọn, cũng không thể do dự băn khoăn mà buộc phải có sự phân định rạch ròi, thái độ yêu ghét cũng phải hết sức dứt khoát. Chính vì vậy, con người trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 phần nào có tính công thức và sơ lược. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trong truyện của ông cũng có nhiều chi tiết còn gượng gạo. Một phần do sự chi phối bởi đường lối văn nghệ của Đảng và yêu cầu của hoàn cảnh chung, một phần có thể cũng do những hạn chế ở chính ngòi bút tác giả, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này chưa có được nhiều những hình tượng con người đa diện mạo, được khám phá trọn vẹn ở chiều sâu của mọi mối quan hệ đời sống như truyện ngắn giai đoạn sau 1975. Tuy nhiên cần phải ghi nhận những nỗ lực không nhỏ của tác giả trong việc tìm tòi, phát hiện và xây dựng bước đầu hình tượng con người đời thường, tạo nền móng để tư tưởng nhân đạo trong cách nhìn con người của nhà văn đạt đến một tầm mức sâu sắc hơn trong những năm sau này.
TÓM LẠI, Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm ước muốn đi sâu khám phá vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người. Trước 1975, quan niệm về con người sử thi với những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng đã đem đến cho truyện ngắn của ông những trang viết thật hay về thế giới tâm hồn đẹp đẽ của con người. Ngòi bút thiên về sự quan sát tinh tế và suy tư ngẫm ngợi của ông thích hợp với việc đào sâu khám phá những cảm xúc, những bí ẩn trong thế giới nội tâm hơn là thể hiện những xung đột, những hành động quyết liệt, mạnh mẽ. Từ rất sớm, vào năm 1970, trong một bài viết về Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá đã có nhận xét về điều này: “Viết về quân đội, về chiến tranh, dĩ nhiên Nguyễn Minh Châu không thể không nói đến bom rơi, đạn
nổ, đến máu và lửa. Nhưng, điều anh chú ý hơn hết vẫn là ngọn lửa trong lòng người. Nhân vật Nguyễn Minh Châu ít hò hét, không ồn ào, họ tập luyện và chiến đấu lặng lẽ âm thầm. Nhưng trong lòng họ là căm uất đến nghẹn ngào, là yêu thương dào dạt”.
Trên bối cảnh là hiện thực chiến tranh khốc liệt với những mất mát đau thương cùng sự hy sinh trong cuộc chiến, hình tượng con người trong tác phẩm văn học của Nguyễn Minh Châu mặc dù phải đối mặc với hoàn cảnh rối ren của đất nước họ vẫn lạc quan, giữ được bản chất trong sáng, thiện lương và có niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Họ chấp nhận hy sinh, mất mát để phục vụ cho nghĩa lớn của đất nước, quyết tâm giành thắng lợi từ vật chất đến tinh thần. Từ đó, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa nên cuộc sống của người dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, cùng chung sống, cùng có một mơ ước, một khác vọng, cùng nhau đoàn kết tiến lên. Miền Bắc giúp miền Nam độc lập đồng thời xây dựng nên chế độ xã hội chủ nghĩa với lý tưởng cao đẹp mang đến cuộc sống ấm no, sung túc. Đặc biệt, mặc dù phải đối diện biết bao khó khăn, họ vãn cùng nhau sát cánh. Nhiều mối tình đẹp đẽ cũng được xuất phát từ cuộc chiến, họ vừa yêu vừa chiến đấu với niềm tin mãnh liệt, dù cho ngày mai mình có chết.
Họ là những người chiến sĩ, những anh bộ đội xác định đúng lí tưởng của mình, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp hòa bình, độc lập của đất nước; là những người lạc quan, yêu đời, có một niềm tin vững chắc vào cách mạng. Họ xông trận với tất cả sự táo gan và kiên định trước thử thách, cám dỗ của kẻ thù. Họ là những Lãm
(Mảnh trăng cuối rừng), Ngạn, Vàng, ông già Lào (Nguồn suối),... Không chỉ có
những anh bộ đội, những người phụ nữ cũng thể hiện được những phẩm chất quý rất Việt Nam. Đấy là những người yêu, người vợ rất dịu dàng, thùy mị, nồng nàn trong tinh yêu và một lòng chung thủy. Họ còn là những người phụ nữ đảm đang, tảo tần trong cuộc sống, thiệt thòi trong tình cảm vì sự chia cắt của chiến tranh, ở họ toát lên một sự chịu đựng mạnh mẽ, biết dồn nén những nỗi đau và một sự
hy sinh vô bờ, cao cả. Họ chính là Nguyệt, là Y Khiêu,... và biết bao nhân vật không tên khác.
Bằng cuộc sống âm thầm mà sôi sục, họ chính là điểm tựa của tình thương yêu, là hậu phương vững chắc góp phần đắc lực vào thắng lợi của cuộc chiến. Nhân vật loại hình trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đại diện chung của tiếng nói cộng đồng. Họ ít sống cuộc sống riêng tư, do đó hình tượng thiếu cái sắc nét, sinh động vốn có- Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét son trong lòng người đọc. Đó là một thiếu nữ đẹp từ cái tên đến vóc dáng con người như Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu) dù mảnh dẻ là thế mà kiên cường dám giành các ác liệt của đạn bom về mình để che chở cho người lính lái xe Trường Sơn trong lần đầu gặp gỡ.
Thật vậy, Mảnh trăng cuối rừng là bản tình ca êm ái và đầy lãng mạn. Ở đó lấp lánh hình ảnh một người con gái dịu dàng, dễ thương, chung thủy trong tình yêu lại rất gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu là Nguyệt; một chiến sĩ lái xe tên Lãm trẻ trung, yêu đời và biết xả thân vì đất nước. Cái cốt lõi để tạo nên những con người cao đẹp ấy
là lý
tưởng sống, mục đích sống của họ. Vì Tổ quốc, họ quên mình và vì tình yêu, họ càng khẳng định vẻ đẹp của tâm hồn, của sức trẻ. Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật của mình trong gian khổ tự khám phá, tự phát hiện ra nhau, nhân cách của họ thể hiện qua tinh thần yêu nước với tất cả sự nhiệt tình, tích cực. Họ là những con người đại diện cho cộng đồng, cho những nét son của tâm hồn con người thời chiến.
Hay với Nguồn suối là một tác phẩm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi nhiều niềm yêu mến. Ở đó sáng lên hình ảnh nhân vật Ngạn - một huyện đội trưởng nơi vùng rừng núi Pa K. Anh là người đã gây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên trong bản và dựng dậy cả một phong trào kháng chiến. Anh được dân làng mến yêu, quý trọng, tin cẩn - là niềm tin, niềm vui của mọi nhà ở vùng hẻo lánh này. Ở nhân vật Ngạn, dường như có những nét rất giống với nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành - một cái gì đó rừng rú, mạnh mẽ và bất khuất. Cùng với Ngạn là cả một lớp người hết
lòng ủng hộ cách mạng, ủng hộ cụ Hồ. Đấy là ông già Lào chân chất, trung thực, anh dũng hy sinh để chỉ đường cho bọn trẻ thoát khỏi vòng vây giặc, là cậu Vang mới 17 tuổi đầu đã hăng hái tham gia liên lạc và xung phong đi chiến đấu xa và còn biết bao đồng bào dân tộc H'Mông nơi biên giới. Truyện cũng tuôn trào một dòng suối réo gọi bởi mối tình đầu mãnh liệt của Y Khiêu - một cô gái Lào biết sống vì lý tưởng – sẵn sàng cho đứa con trai duy nhất tòng quân vì một niềm tin chắc chắn vào cách mạng. Tất cả họ, những người dân mộc mạc ấy, là một khối đoàn kết vững chắc tạo nên sức mạnh,là một trong những nguồn suối nhỏ đầu tiên chảy ra sông, tạo thành dòng sông lớn đổ thẳng ra biển lớn của cuộc kháng chiến vĩ đại và lâu dài. Trong cuộc kháng chiến đầy máu lửa, có biết bao tấm gương kiên định, trung hậu, "quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh". Chiến tranh đã qua đi nhưng mãi còn ghi đậm dấu ấn trong lòng những người từng trải. Thời kì chống Mỹ, trong văn xuôi xuất hiện phổ biến hàng loạt hình tượng con người hiện thân của truyền thống chống ngoại xâm, tiêu biểu cho sức mạnh của các thế hệ người Việt Nam không ngừng đấu tranh cho lí tưởng Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tầm vóc của con người Việt Nam chống Mỹ không chỉ thể hiện trong chiều rộng của miền vùng đất nước, trong chiều sâu của truyền thống dân tộc mà còn bằng dấu hiệu và thước đo chung của nhân loại trên tầm cao thời đại. Đó còn là những con người có lí tưởng cao cả vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, có ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại. Mỗi cá nhân được thể hiện như là biểu hiện tập trung ý chí, khát vọng và sức mạnh của cộng đồng, dân tộc, thời đại.
3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU”