HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 33 - 35)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

2.2.2. HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG

“NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU”

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Genévơ năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam còn bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị nên nhân dân ta phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Miền Bắc được coi là hậu phương lớn và miền Nam được coi là tiền tuyến lớn. Ngày 22.7.1954, trong lời kêu gọi sau khi hội nghị Genévơ kết thúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở nhân dân cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”.

Giai đoạn 1954 - 1975, do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Điều này đã tạo nên sự khác biệt trong tiến trình vận động và phát

triển của văn học dân tộc. Nếu ở miền Bắc, văn học phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thì ở miền Nam, văn học phát triển vô cùng phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau.

Ca ngợi cuộc sống và con người mới, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - miền Bắc. Với nỗi đau chia cắt nước nhà với mảnh đất phương Nam ruột thịt, văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được nhiều khía cạnh trong cuộc sống như: đề tài hiện thực đời sống , quan hệ xã hội, gia đình; Tranh tối, tranh sáng,.. và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nền văn học miền Nam thể hiện tiếng nói chung với cuộc chiến đấu gian nan. Miền Bắc phát triển rực rỡ thể loại kí và truyện, cổ vũ phong trào chống đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai đoạn trước thập niêm tám mươi là giai đoạn Nguyễn Minh Châu bắt đầu sự nghiệp và từng bước khẳng định ngòi bút của mình trong văn học chống Mỹ Việt Nam. Nguyễn Minh Châu đã trở thành nhà văn tiêu biểu của giai đoạn văn học này. Với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, ngòi bút sử thi thiên về trữ tình của Nguyễn Minh Châu đã làm sống lại cuộc chiến đấu của toàn thể dân tộc như một bản anh hùng ca đầy hào hứng.

Con người trong văn học chống Mỹ vẫn được khai thác trên phương diện con người chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá nhân được thể hiện như là biểu hiện tập trung của ý chí khát vọng và sức mạnh của cộng đồng dân tộc, thậm chí của thời đại của nhân loại. Con người trong văn học chống Mỹ thường thể hiện ý thức công dân, nhận thức chính trị một cách hồn nhiên, còn trong văn học chống mỹ con người được nhấn mạnh về tầm vóc tư tưởng và ý thức chính trị. Đó là con người có ý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cao cả.

Cùng với tầm cao nhận thức, lý tưởng, con người trong văn học chống Mỹ là con người của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tưởng và nhận thức đã thể hiện thành ý chí và hành động. Ý chí ấy thấm sâu vào mọi hành động suy nghĩ của con người.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w