Hành động nhân vật

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 50 - 51)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

3.1.2.1. Hành động nhân vật

Tính cách của nhân vật là “tập hợp những nét tương đối bền vững và quen thuộc

của cá nhân thể hiện ở cách cảm nhận và phản ứng của nó đối với cuộc sống xung quanh, thể hiện ở quan hệ của nó đối với chính mình, đối với những người khác” [6,

tr. 163]. Gắn với cộng đồng, dân tộc, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975 là những con người đại diện: Lời nói và hành động trước hết không phải do bản thân mà cho một quan điểm, lối suy nghĩ của nhiều người, của tập thể.

Để khắc học rõ nét, sống động tính cách nhân vật, nhà văn còn chú ý tới những hàng động của nhân vật. Qua hành động của nhân vật ta dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ và tính cách của nhân vật. Khi miêu tả cái Thơm “ngậm chiếc cặp tóc giữa kẻ

răng, nó nghiêng đầu về một bên, mười ngón tay bé tẹo nhanh nhẹn máy lên đường chân tóc vuốt về sau, bàn tay cầm chiếc cặp tóc trên miệng đem gài chặt lấy cái đuôi tóc chưa đủ dài để đổ xuống chấm gáy” [3, tr. 47], cho thấy cái Thơm tuy tuổi còn

nhỏ nhưng vẫn có nét gì đó của những người con gái mới lớn. Nó còn bắt chước cô giáo, nó cầm một tập lá đề đem phân phát cho từng bạn gái, mỗi đứa một chiếc lá. Bọn trẻ ở nhà trẻ chỉ quanh đi quẩn lại với mấy trò chơi cũ rích và rất chán. Cái trò bắt chước cô giáo gởi thư và đọc thư làm cho bọn trẻ trông thích thú.

Hành động được xem như là kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức, quá trình tâm lý, quá trình tình cảm. Qua hành động, Nguyễn Minh Châu muốn để cho nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ, tư tưởng, trạng thái của nhân vật. Hành động đưa tay lên che miệng cười của Thận làm Lương cảm thấy Thận thật đáng yêu, và Thận không còn là cô du kích bỡ ngỡ ngày nào. Hàng động của Lê nhìn Sơn bằng cặp mắt của quan tòa, để từng cử chỉ, ngay cả Sơn cũng cảm thấy vậy, Sơn cũng không biết tại sao người pháo thủ số 2 nhìn Sơn như vậy.

Trong Mảnh trăng cuối rừng, Nguyệt và Lãm phải vượt qua ngầm Đá Xanh trong đêm tối và nguy hiểm, nước sâu, xe không đi được nữa. Trước tình huống như vậy, Nguyệt đã tỏ ra là một cô gái tháo vát dạn dày kinh nghiệm. Cô nhảy ùm xuống nước, bảo Lãm tắt đèn xe rồi nhanh nhẹn lội phăng qua bờ bên kia giúp anh lái xe cột dây tời vào gốc cây. Người đọc có thể hình dung ra hình ảnh cô gái nhỏ nhắn nhưng thật nhanh nhẹn, thành thạo, giúp Lãm vượt qua những trở ngại trên con đường rừng đầy cản trở. Không chỉ có vậy, Nguyễn Minh Châu còn cho người đọc thấy một đức tính thật đáng quý trong nhân vật Nguyệt, cũng là trong tâm hồn của biết bao con người trong thời kỳ chống Mỹ, khi máy bay địch ném bom tọa độ, Nguyệt rất dũng cảm và bình tĩnh. Cô túm lấy Lãm kéo nhanh và khỏe hết sức, đẩy Lãm vào vật gì đó cứng và sâu, hơi thở nhanh và bình tĩnh. Nhưng hành động của Nguyệt càng khẳng định một lòng dũng cảm, gan góc lạ thường. Cô không quản ngại hy sinh thân mình vì đồng đội, sẵn sàng chịu đựng hiểm nguy qua hành động nhường chỗ an toàn cho Lãm, “Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó!” [3, tr. 129]. Lời nói của Nguyệt nghe thật dứt khoát và mạnh mẽ, thật ít ai có thể nghĩ, ẩn sâu bên trong tấm thân mảnh dẻ của cô lại là một tinh thần dũng cảm vững vàng, hy sinh vì đồng đội to lớn như vậy. Và hạt ngọc trong tâm hồn cô lại một lần nữa ngời sáng lên. Cùng Lãm trải qua chặng đường gian nan vượt qua bao hiểm nguy, Nguyệt luôn sát cánh bên anh chiến sĩ đồng hành trong mọi tình huống. Khi bị cháy xe, cô cùng Lãm dập lửa, bảo vệ an toàn cho chiếc xe. Bởi Nguyệt hiểu nó quan trọng như thế nào đối với quân ta, quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân cô. Nguyệt nhảy xuống đi dò đường trước, cô một lần nữa lại trở thành cọc tiêu sống giúp người bạn đồng hành cùng vượt qua vùng đạn lửa, đưa xe đến nơi an toàn. Nguyệt nhìn vết thương, cười, khuôn mặt hơi tái nhưng cô vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. Vì vậy, có thể hiểu vì sao đến lúc này lòng Lãm lại dậy lên một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục như vậy.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w