Hình tượng con người mang tầm vóc sử thi

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 35 - 41)

2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN

2.2.2.1. Hình tượng con người mang tầm vóc sử thi

Trong bối cảnh đất nước đang diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại, cảm hứng sử thi anh hùng là cảm hứng chủ đạo chi phối cách nắm bắt và thể hiện vấn đề của Nguyễn Minh Châu. Con người trong truyện ngắn giai đoạn này được soi chiếu và nhận diện chủ yếu trên những bình diện xã hội, trong mối quan hệ với giai cấp, với cộng đồng, với dân tộc, được đặt vào trong những hoàn cảnh điển hình, là những hoàn cảnh của các biến cố lịch sử, những xung đột xã hội mà trung tâm là cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân vật mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả của một dân tộc anh hùng.

Quan niệm về con người sử thi chi phối cách cảm nhận về con người trong mối quan hệ với hiện thực đời sống. Cũng giống như trong nhiều tác phẩm của các nhà văn khác, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975 được cảm nhận không bao giờ tách rời với các sự kiện chính trị, các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước.

Ta bắt gặp hình ảnh những sĩ quan, những người lính ngày đêm ra sức tập luyện để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu sắp tới, hình ảnh những người lính dũng cảm đang đối mặt với kẻ thù trong cuộc chiến bảo vệ mảnh đất quê hương trong Những vùng trời

khác nhau, hình ảnh đôi trai gái gan dạ bình tĩnh trên cung đường Trường Sơn bị đánh phá ác liệt trong Mảnh trăng cuối rừng, hình ảnh bà mẹ nén đau thương động viên giúp đỡ bộ đội chiến đấu trong Người mẹ xóm nhà thờ… Ở những truyện không trực tiếp đề cập đến cuộc chiến tranh chống Mĩ thì câu chuyện trong tác phẩm cũng không nằm ngoài những vấn đề chung của đất nước trước đó. Chất sử thi bao trùm lên cả các quan hệ đời tư, thế sự. Những tình cảm riêng tư của nhân vật trong Nguồn suối, Nhành mai, Mảnh trăng cuối rừng…không hề tách rời bối cảnh của nhiệm vụ

mẹ xóm nhà thờ, cũng không hề xa lạ với hoàn cảnh của biết bao gia đình “nửa trong Nam, nửa ngoài Bắc”.

Tinh thần chiến đấu lạc quan và lòng nhiệt huyết của những người lính luôn được thể hiện rõ nét: “Những ngày nằm chờ lệnh đi chiến đấu, các chiến sĩ pháo thủ

chúng tôi mắc những chiếc võng bằng vải bạt trên cành cây, nằm ngước nhìn lên khung trời quang đãng và nhẩm đọc cho nhau nghe những bức thư Tết sắp gởi đi. Giữa những phút hiếm hoi ấy, người chiến sĩ bỗng cảm thấy một niềm vui bâng khuâng, y như có một nụ chồi xanh vừa nảy ra trong lòng mình. Tâm sự những người chiến sĩ ấy chỉ muốn nhổ trại, cuốn những chiếc võng cột vào ba lô, lại vác pháo lên đường” [3, tr. 19]. Hình ảnh người lính được khắc họa rõ nét qua ngòi bút nhà văn, từ

cuộc sống chiến trường đến những suy nghĩ, tâm tình ẩn sâu bên trong. Chiến tranh luôn gắn liền với khó khăn, gian khổ, nhưng sống giữa thời bom đạn ấy những người lính vẫn luôn ánh lên một tinh thần lạc quan, giữ vững niềm tin vào tương lai. Chiến thắng nằm ở niềm tin ấy, ở tinh thần không chùn bước cùng những mong muốn độc lập tương lai. Chông chênh không ngăn được bước chân của lý tưởng cách mạng, của lòng yêu nước nồng nàn. Những người lính vận tải mang vác đạn, súng trĩu nặng đôi vai vẫn vui vẻ nghêu ngao, đôi khi là những câu pha trò, tạo không khí hay là những câu chuyện tâm tình tạo tiếng cười vang đầy thân tình, đoàn kết. Những câu chuyện của anh Lãm lái xe luôn tạo hấp dẫn và lôi cuốn trung đội lái xe, “không biết ở trên đời còn có cái cảnh gì vui và náo nhiệt hơn đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngã đường nay trở về gặp mặt nhau,… Người này chưa nói hết, người khác đã dọn trước như thế bằng giọng hết sức háo hức. Hình như trong đầu từng người đang xôn xao vô vàn hình ảnh trên dọc đường và chính lúc này, những hình ảnh ấy đang chen lẫn nhau đòi sống lại…” [3, tr. 112]. Hay những

người lính cao xạ “trông thấy máy bay địch xì khói trắng cứ nhảy lên mà reo, và cán

bộ thấy pháo thủ trèo lên mâm pháo thì kêu trời ầm ỹ, cứ sợ năm người cùng đứng một lúc sẽ đánh vỡ mất mâm pháo” [3, tr. 56].

Xuyên suốt tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau viết về những con người mang vẻ đẹp sáng ngời của lý tưởng cống hiến, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng dân tộc, có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Nhân vật Ngạn trong Nguồn suối đã để

lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc về hình ảnh một huyện đội trưởng của một vùng đất xa xôi nhất của Tổ quốc. Cuộc đời anh đi theo chiều dài cuộc chiến đấu của dân tộc, đánh Pháp rồi đánh Mỹ, lăn lộn trên một vùng quê biên giới mà anh xem như quê hương thứ hai của mình trong hai mươi năm trời. Anh không ngại một công tác nào từ đánh Pháp, đánh phỉ đến nắm dân, tìm đất, gây cơ sở kháng chiến, tổ chức du kích bí mật… Anh cống hiến tất cả sức lực để đưa mảnh đất Pa–khen trở về với Tổ quốc. Cuộc đời anh chỉ có một mục đích duy nhất là đánh thắng quân thù và anh dành mọi ý thức và tình cảm của mình vào mục đích cao cả đó. Chính vì thế, anh đã hy sinh mối tình tươi đẹp giữa anh và cô gái Lào Y Khiêu bởi anh biết “Có một người

con trai trong bản cũng yêu Y Khiêu, một người con trai đánh giặc và làm rẩy rất giỏi, là chiến sĩ trong đội du kích của anh” [3, tr. 11-12]. Người lính đã hy sinh hạnh

phúc cá nhân để hòa cái ta chung vào cuộc chiến và đó là người chiến sĩ cách mạng hiện lên với một vẻ đẹp cao cả của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong truyện

Nhành mai, tình yêu giữa Thận và Lương nảy nở trong quá trình công tác cách mạng,

được bồi đắp cho dày dặn thêm qua những gian khổ mất mát. Lúc chia tay sau một trận chống càn, cô gái hẹn người yêu: “Anh chóng lành để trở về giết thật nhiều giặc

nhé – Anh đừng quên em!” [3, tr. 27]. Tình yêu của họ thật trong sáng nhưng không

thể vượt quá giới hạn của công việc, những cảm xúc riêng tư phải được nén lại để nhường chỗ cho những nghĩa vụ cao cả và quan trọng hơn. Trong Nguồn suối, mối tình của Y Khiêu dành cho Ngạn thật bền chắc và mãnh liệt. Đến lúc đã có gia đình, con đã lớn nhưng trong sâu thẳm tâm hồn chị vẫn nồng cháy một tình cảm sâu sắc dành cho người chiến sĩ Vệ quốc đoàn mà chị cứu năm nào. Cuộc gặp gỡ giữa ông Hừng – chồng chị và Ngạn, đối với người khác có thể là một tình huống rất gượng gạo cho cả đôi bên, đã được miêu tả như là một cuộc gặp hết sức thân tình giữa những người trong gia đình. Tình cảm họ dành cho nhau thật là cao thượng. Hình ảnh “đôi

mắt thăm thẳm của Y Khiêu đọng một ánh lửa phản chiếu sáng rực không bao giờ tắt” đã thể hiện tất cả điều đó.

Một khía cạnh làm nên sức mạnh chiến đấu của các anh chính là: tình đồng đội, đồng chí, tình quân dân. Những tình cảm tốt đẹp giữa con người với nhau trong cuộc sống chiến tranh cũng được Nguyễn Minh Châu khắc họa rõ nét đó là tình cảm đồng đội bền chặt giữa hai con người có cá tính và hoàn cảnh sống hoàn toàn trái ngược nhau, tưởng không thể nào cùng nhau xông pha nơi chiến trường: cùng gắn bó với khẩu đội cao xạ mà giữa Sơn, một chàng trai Hà Nội hào hoa đi vào cuộc chiến đấu bằng một phong cách đầy chất lãng mạn, với Lê, đứa con của cách bãi sông Lam vất vả, bươn chải từ bé trong hoàn cảnh bố mẹ mất sớm, đã coi nhau như máu thịt tự lúc nào. Và mỗi người với nhiệm vụ riêng nhưng đã cùng nhau bảo vệ vùng trời quê hương mình: “Đôi lúc ngồi bên Sơn, anh thường nghĩ một cách say mê rằng nếu

không có vùng trời thiêng liêng là của chung của hai người trên đầu đang bị kẻ thù rạch nát, nếu không có hai chiếc ống kính lắp song song bên nhau trên một khẩu pháo bắn máy bay thì có lẽ không có hoàn cảnh nào anh và Sơn có thể gặp nhau, cùng chung tấm giáp nằm, mặc chung nhau vài chiếc áo khét lẹt mùi thuốc đạn và mùi mồ hôi pha tạp. Bấy giờ anh mới chợt hiểu đó là tình đồng đội, là hàng ngũ những người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc” [3, tr. 61]. Tình yêu nước cùng với tình

yêu thương của những người lính dành cho nhau tại nên một sức mạnh phi thường giúp người lính hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước, đối với dân tộc, đối với nhân dân trên tinh thần tự nguyện và sẵn sàng chiến đấu.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã huy động một lực lượng lớn phụ nữ tham gia vào công việc chiến đấu và xây dựng đất nước. Biết bao phụ nữ đã có mặt trên các công đường đảm bảo cho giao thông thông suốt. Họ không tiếc tuổi thanh xuân và sẵn sàng hy sinh cuộc sống riêng cho dân tộc. Những người con gái không chỉ thuỳ mỵ, duyên dáng đáng yêu mà rất kiên quyết, dũng cảm, gan góc trước kẻ thù. Các cô gái bước vào cuộc chiến đấu của dân tộc như đi trẩy hội với, tiếng hát át tiếng bom, cũng

tinh nghịch, duyên dáng và đáng yêu. Đó là nét chung của một thế hệ. Họ sống giản dị, lạc quan, chấp nhận mọi thử thách, khó khăn và hy sinh.

Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, nhiều cô gái trẻ đã dành trọn những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời mình chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Khuôn mặt của người nữ chiến sĩ toát lên một sự quả cảm và kiên định. Trong những năm tháng gian nguy của đất nước, hàng vạn cô gái đã tình nguyện lên đường bảo vệ non sông và xây dựng cuộc sống hòa bình mới. Ví dụ như từ những ngày đầu mới mở công trường thì chị Tính và hàng trăm cô đã có mặt trong hạt giao thông của công trường xây dựng cầu Đá Xanh. Đội phá đá của công trường toàn là nữ, tháng này sang tháng khác, chỉ với một sợi dây da bảo hiểm buộc ngang lưng, họ dũng cảm trèo lên từng mỏm núi cao chọn những vỉa đá xanh đẹp nhất để xây cầu trên các tuyến đường, chiếu cầu Đá Xanh làm gần hai mươi năm mới xong, xanh biếc và đẹp như một giấc mộng. Cô Thận (Nhành mai) là hình ảnh người phụ nữ trong giai đoạn chiến tranh, dịu dàng, thùy mị nhưng cũng gan góc, dũng cảm.

Nguyệt hiện lên trong lửa đạn với vẻ đẹp chói sáng anh dũng, với sự can đảm kiên cường, Nguyệt đã là một người lính gan góc, cái phẩm chất chiến sỹ và trái tim thơ của Nguyệt đã được miêu tả qua nhiều chi tiết từ phát hiện ra trăng không phải pháo sáng; hiểu quy luật hoạt động của máy bay, sự táo bạo thông minh hoa tiêu cho xe Lãm vượt hố bom; rồi dũng cảm che chắn cho đồng đội lúc bom rơi, lao ra cứu xe. Sẽ thiếu đi nếu không nhắc đến hai nhân vật Nguyệt; một cô Nguyệt anh hùng hy sinh, một chị Nguyệt dũng cảm thẳng thắn. Họ cùng với Nguyệt thành ba mảnh trăng ghép lại: một đã lặn, một đang ở độ xế tà và Nguyệt nhân vật trung tâm chính là vầng trăng đang lên lấp lánh suốt chiều dài toả sáng không gian truyện. Đó là những vầng trăng tâm hồn con người cứ kế tiếp nhau tỏa sáng bền bỉ và vĩnh hằng mang theo ước mơ khát vọng của con người, dù cuộc sống cam go, dù bên bờ cái chết. Ngợi ca nhân vật của mình ngòi bút nhà văn ngợi ca chính những con người mới mang trong mình lẽ sống lý tưởng trong sáng. Điểm chung ở họ chính là tinh thần yêu nước, gan dạ,

chiến đấu quật cường để góp phần vào việc giữ gìn và bảo về tổ quốc. Sự hy sinh ấy, tinh thần chiến đấu ấy ở người phụ nữ đã khiến họ trở thành bất tử trong kịch sử của dân tộc cũng như trong văn học. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lăng có sự đóng góp rất lớn từ lòng yêu nước của những người phụ nữ. Trong Mảnh trăng cuối rừng, những câu chuyện nhỏ về những người ưu tú của dân tộc đã sống

trọn và sống đẹp cho một thời dại anh hùng. Đó là Lãm đã trốn nhà đi bộ đội, chị Tính có mặt từ rất sớm nơi công trường, Nguyệt là cô học sinh miền xuôi mới rời ghế nhà trường đi kiến thiết miền Tây, Nguyệt lão đã bốn con nhưng luôn nhiệt tình tham gia kháng chiến. Họ đã góp một phần tuổi trẻ, sức lực, tinh thần cho cuộc chiến sống còn của dân tộc.

Những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ là những năm tháng ác liệt và anh dũng nhất. Những anh bộ đội, người lính đã sống và chiến đấu theo một lý tưởng cao cả giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cao đẹp đó trở thành mục đích cao cả và niềm tin thiêng liêng đem lại sức mạnh cho những con người anh hùng thời chống Mỹ. Mỗi con người đều mang nét chung của tập thể anh hùng và mang nét riêng của từng cuộc đời. Những vùng trời khác nhau, Nguyễn Minh Châu khắc họa chân dung những thế hệ thanh

niên từ phương trời chẳng hề quen nhau nhưng lại có chung mối thù, cùng chí hướng, chung lý tưởng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh “có một trăm người lính thì có một trăm cuộc đời và vùng trời quê khác nhau. Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu, Bãi Hà… những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy” [3, tr. 72], mỗi truyện ngắn là

một khúc ca hào hùng, cuộc đời của từng nhân vật mang điểm chung cho những con người thời kỳ này. Có anh du kích chống Pháp tên Ngạn (Nguồn suối), người lính

pháo thủ Lương (Nhành mai), hai anh chiến sĩ cao xạ Sơn và Lê (Những vùng trời

khác nhau), anh lính lái xe Lãm, cô thanh niên xung phong Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), bà mẹ yêu nước Lân, chú bé liên lạc Nết (Người mẹ xóm nhà thờ), cô bé mẫu

thầm, có chiều sâu nội tâm. Ở mỗi họ đều có một khoảng trời riêng, một tình cảm gắn bó riêng với những ước muốn riêng trong những hoàn cảnh sống cụ thể hoàn toàn khác nhau. Và họ đã giải quyết số phận, cuộc đời riêng của mình trên chuẩn mực của cái chung và họ trở nên cao quý và trở thành biểu tượng cho cái đẹp của thời chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh con người kháng chiến, con người lạc quan, chung thủy, tin tưởng vào tương lai chiến thắng đã được xây dựng bằng những chi tiết hiện thực sống động và giàu chất thơ. Đó là những con người bằng xương bằng thịt như chúng ta nhưng trong thời đại lịch sử có một không hai ấy, tư tưởng, trí óc của họ đã đặt trên tầm cao của mọi suy nghĩ và hành động bình thường. Có thể nói hầu hết các hình tượng được xây dựng thành công đều thấp thoáng hình ảnh của các nhà thơ, người lính, nhân dân - những con người bình thường mà cao cả, giàu ân tình thủy chung với Bác Hồ, với Đảng và cuộc kháng chiến.

Như vậy, những nhân vật của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này dù thuộc lứa tuổi nào, ở vị trí nào cũng đều tỏa ánh sáng chói ngời của những phẩm chất cách

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w