Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh cây luồng

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 28 - 30)

I. KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY LUỒNG

2. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh cây luồng

2.1. Các dự án lâm nghiệp tác động đến cây Luồng a. Dự án 661/QĐ-TTg

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 775/QĐ-UB ngày 29/4/1999 về việc Quy định cơ cấu cây trồng cho dự án 661/QĐ-TTg thuộc chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong Quyết định này cây Luồng đƣợc xem là cây đa tác dụng (phòng hộ, kinh tế). Đƣợc quy hoạch trồng ở các huyện miền núi phắa Tây của tỉnh, nơi đƣợc xem phù hợp với điều kiện sinh thái, thuận lợi cho sự sinh trƣởng của cây Luồng (Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thƣớc, Thƣờng Xuân, Quan Hoá, Quan Sơn). Những tác động tắch cực do dự án tạo ra:

+ Hỗ trợ vốn của dự án trong việc cung ứng giống Luồng. Những thập niên của thế kỷ trƣớc trồng Luồng chủ yếu bằng hom chét, gốc. Kỹ thuật trồng vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, dẫn đến tỷ lệ sống không cao, chất lƣợng năng suất sản lƣợng rừng Luồng còn thấp. Sau khi dự án đƣợc triển khai (Từ năm 1998 đến nay) trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng Luồng có nhiều chuyển biến tắch cực, việc tạo giống Luồng đƣợc áp dụng kỹ thuật mới là dùng cành chiết có qua thời gian ƣơm ở vƣờn khi cây giống sinh trƣởng hoàn chỉnh có măng thế hệ 2 mới đủ tiêu chuẩn đem trồng.

+ Hỗ trợ về kỹ thuật cho hộ trồng rừng: Đây là khâu quan trọng đƣợc dự án quan tâm, hàng năm trƣớc mùa trồng rừng vụ xuân và vụ thu, cán bộ kỹ thuật dự án cơ sở đều triển khai các chƣơng trình tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng nói chung và trồng Luồng nói riêng. Hiệu quả của công tác này đã góp phần vào nhận thức về bảo vệ rừng và phát triển rừng, từng bƣớc giảm dần nguy cơ lạm dụng quá nhiều vào rừng tự nhiên.

+ Hỗ trợ về tiền nhân công: Phần lớn các hộ trồng Luồng là đồng bào dân tộc ắt ngƣời, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, thƣờng xuyên thiếu việc làm mặc dù lực lƣợng lao động nhàn rỗi nhiều. Vì vậy, khi dự án đƣợc thực thi đã tạo ra việc làm, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân trong vùng dự án.

b. Dự án trồng rừng sản xuất

Dự án trồng rừng sản xuất đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tƣớng Chắnh phủ. Cơ cấu cây trồng dựa trên nguyên tắc chung của trồng rừng sản xuất và phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng cụ thể của từng tỉnh; Nguyên tắc lựa chọn cây trồng rừng sản xuất: Phù hợp với mục tiêu kinh doanh: (Phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng; Phù hợp với lòng dân; Chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh cho sản phẩm).

Những tác động tắch cực của dự án thông qua việc hỗ trợ về cây giống, tƣ vấn về thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc. Chƣa hỗ trợ tiền nhân công cho công

29

tác bảo vệ rừng. Xong vốn của Nhà nƣớc hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất quá ắt, chủ yếu là vốn tự có của hộ.

c. Dự án "Góp phần sử dụng bền vững rừng Luồng bản địa Thanh Hoá"

Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Chƣơng trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (GEF SGP) bƣớc đầu đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhân dân trong vùng dự án về trồng, chăm sóc, nuôi dƣỡng Luồng bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Đồng thời góp phần nâng cao giá trị cây Luồng không những trong nƣớc mà ra cả nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, ngoài những mặt tắch cực mà dự án mang lại, tồn tại lớn nhất là quy mô dự án nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế toàn vùng.

Tóm lại, mặc dù đã có những chắnh sách cho việc phát triển rừng nói chung và phát triển cây Luồng bản địa nói riêng, nhƣng trên thực tế chắnh sách về phát triển cây Luồng còn nhiều hạn chế, chƣa kắch cầu Đồng bào các dân tộc thiểu số thúc đẩy phát triển kinh doanh có hiệu quả cao cây Luồng để có thể cạnh tranh với các nhóm loại cây trồng khác trên địa bàn.

2.2. Các hoạt động SX lâm nghiệp khác tác động đến rừng Luồng

Trƣớc năm 2004, nguyên Trạm nghiên cứu lâm nghiệp Ngọc Lặc đã có nhiều đề tài nghiên cứu thực nghiệm về Luồng có giá trị và đã đƣợc công bố ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nhƣ nhân giống hom cành Luồng bằng phƣơng pháp "bó bầu" (chiết), phục hồi rừng luồng đã bị khai thác kiệt.v.v... đến cuối năm 2004 chuyển đổi 3 lâm trƣờng (LT Cẩm Thủy, LT Luồng Lang Chánh, LT Bá Thƣớc) và Trạm nghiên cứu lâm nghiệp Ngọc Lặc về Tổng công ty giấy Việt Nam theo Dự án đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu giấy Tây - Bắc Thanh Hoá, phục vụ cho nhà máy giấy Châu Lộc. Vùng nguyên liệu nhà máy giấy Châu Lộc - Hậu Lộc chủ yếu là cây Luồng, nhƣng đến nay vẫn chƣa khởi động, chƣa có cơ chế chắnh sách đầu tƣ cụ thể cho trồng, tiêu thụ cây Luồng vùng dự án; Ộcó thể nói dự án treoỢ. Mong đợi của ngƣời dân đang chờ đợi dự án, đề nghị sớm đƣợc điều chỉnh và triển khai thực hiện.

Công ty CP giống lâm nghiệp Thanh Hóa; Các công ty tƣ nhân, HTX đăng ký sản xuất giống cây lâm nghiệp trong đó có giống Luồng và hàng ngàn hộ gia đình tham gia trồng rừng Luồng.

Vùng quy hoạch cho các nhà máy giấy trong tỉnh (Mục Sơn, Lam Sơn, Lam Kinh) chủ yếu là cây Nứa và cây Luồng; nhƣng hiện nay đang lợi dụng khai thác Nứa rừng tự nhiên, chƣa quan tâm đến công tác trồng rừng Luồng và cũng chƣa có chắnh sách cụ thể về đầu tƣ trồng, thu mua và hƣởng lợi về cây Luồng. Đề nghị các Công ty cổ phần giấy trong tỉnh phải xây dựng dự án đầu tƣ vùng nguyên liệu trình cấp thẩm quyền phê duyệt nhƣ vùng nguyên liệu Mắa đƣờng hiện nay để gắn các DN với hộ sản xuất nguyên liệu.

30

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)