TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ:

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 64 - 69)

1. Tổ chức thực hiện:

Sau khi quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện nhƣ sau:

1.1. Tổ chức công bố quy hoạch:

Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các huyện tổ chức công bố quy hoạch thông qua hội thảo, các tổ chức KTXH, các hiệp hội nghề, MTTQ huyện, các ban ngành để tuyên truyền nội dung chắnh của quy hoạch đến tận ngƣời dân, cộng đồng dân cƣ trong vùng.

1.2. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch:

Thành phần ban gồm các ngành Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch đầu tƣ, Tài chắnh, Kho bạc, Ngân hàng, Các huyện.

Ban có trách nhiệm căn cứ vào tiến độ của quy hoạch để có các giải pháp chỉ đạo các đơn vị cơ sở, doanh nghiệp tiếp tục triển khai lập các dự án đầu tƣ theo trình tự xây dựng cơ bản. Tổ chức các hội thảo giới thiệu, thu hút các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đầu tƣ vào vùng luồng theo từng lĩnh vực ngành hàng.

Xây dựng và bổ sung các cơ chế chắnh sách nhằm khuyến khắch hộ nông dân, doanh nghiệp chế biến đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh Luồng.

1.3. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh

a. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn 2011- 2015 và 2016- 2020. Kế hoạch cụ thể hàng năm về khôi lƣợng và nhu cầu vốn đầu tƣ tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh.

65

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hƣớng dẫn các huyện về cơ chế chắnh sách vốn, công tác khuyến lâm, chắnh sách hƣởng lợi...vv để khuyến khắch ngƣời dân tham gia thực hiện bảo vệ và phát triển vùng luồng thâm canh.

- Sau khi kết thúc kỳ quy hoạch (2020) Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện quy hoạch và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện quy hoạch tiếp theo.

b. Sở Kế hoạch và đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, cân đối nguồn vốn đầu tƣ trình Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các huyện theo chỉ tiêu, định mức quy định khi có dự án chi tiết.

c. Sở Tài chắnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở kế hoạch, Nông nghiệp và PTNT... cân đối nguồn vốn đầu tƣ phát triển phân bổ nguồn vốn và hƣớng dần cho các huyện thực hiện đúng nguồn vốn theo quy định khi có dự án chi tiết thực hiện quy hoạch.

d. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan rà soát các tuyến đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng nội vùng và lập kế hoạch đầu tƣ sửa chữa nâng cấp những tuyến đƣờng hiện đang xuống cấp và đầu tƣ xây dựng mới các tuyến đƣờng nội vùng phục vụ cho sản xuất và lƣu thông các sản phẩm hàng hóa thuận tiện, lồng ghép với chƣơng trình XD nông thôn mới.

đ. Sở Công thương

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo, hƣớng dẫn các huyện thực hiện các chắnh sách thu hút đầu tƣ ngành công nghiệp, chế biến, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm luồng, quảng bá giới thiệu sản phẩm ngành hàng luồng. Hƣớng dẫn các doanh nghiệp lập dự án đầu tƣ vùng nguyên liệu luồng.

e. Sở Khoa học công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hƣớng dẫn các huyện ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, công nghệ khai thác, chế biến cây luồng, thông qua đào tạo nguồn nhân lực theo các dự án chi tiết.

g. Ngân hàng, tổ chức tắn dụng:

Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chắnh sách, ngân hàng đầu tý phát triển các tổ chức tắn dụng, có chắnh sách ýu đãi vốn vay để các hộ gia đình vay vốn để đầu tý vào phát triển sản xuất cây luồng, cho vay theo kỳ kinh doanh, hoặc vay trung dài hạn.

h. Trách nhiệm của UBND các huyện

- UBND huyện và UBND các xã, thị trấn sau khi quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung đýợc phê duyệt, phải công khai quy hoạch, phổ biến tuyền truyền sâu rộng đến các tổ chức chắnh trị- xã hội đến cộng đồng dân cý thôn bản để họ biết, từ đó họ tham gia thực hiện quy hoạch.

66

- UBND huyện tổ chức hội nghị mở rộng đến phòng chức nãng huyện; cán bộ chủ chốt xã; các tổ chức nhà nýớc đóng trên địa bàn thống nhất và đýa ra Nghị quyết thực hiện phát triển vùng luồng thâm canh tập trung.

- UBND huyện thành lập ban chỉ đạo thuộc huyện, tổ chức điều hành mọi hoạt động từ huyện đến xã, cử cán bộ trực tiếp xuống xã cùng UBND xã tổ chức triển khai quy hoạch và có kế hoạch lập các dự án tiếp theo thực hiện quy hoạch. - Hàng nãm UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện quy hoạch, từ đó rút ra bài học thực hiện các nãm tiếp theo.

k. Trách nhiệm của UBND xã

- Chịu trách nhiệm trýớc UBND huyện về thực hiện kế hoạch đýợc giao hàng nãm, bảo đảm khối lýợng, chất lýợng và tiến độ công trình theo DA đýợc duyệt. - UBND xã phân công và giao trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân đồng chắ lãnh đạo xã, tổ chức đoàn thể trong xã tham gia thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực sản xuất phát triển rừng luồng

- UBND xã phải có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình bảo vệ và phát triển rừng luồng theo định kỳ hàng quý; sáu tháng và nãm về UBND huyện

2. Giám sát đánh giá:

2.1. Các chỉ số, chỉ tiêu giám sát đánh giá

Giám sát thực hiện quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện quy hoạch thông qua cung cấp các thông tin, ý kiến phản hồi cho các nhà quản lý để điều chỉnh kế hoạch chắnh sách phù hợp và có giải pháp khắc phục kịp thời. Các nội dung chắnh của công tác giám sát thực hiện quy hoạch:

* Các chỉ số đánh giá:

- Bảo vệ, chăm sóc và phục tráng rừng luồng kiểm tra 1% diện tắch lô về mật độ bụi/ha; số cây/bụi; tỷ lệ cây non- vừa - già; tỷ lệ cây đạt loại 1, 2, 3, 4..., tỷ lệ che phủ;

- Trồng mới rừng luồng kiểm tra 100% diện tắch, mật độ trồng, tỷ lệ cây sống...

- Khai thác rừng luồng kiểm tra 100% lô khai thác về thực hiện quy trình kỹ thuật chặt hạ;

- Năng suất sản lƣợng/ha kiểm tra ngẫu nhiên 50% số lô

- Giá trị thu nhập/ha kiểm tra ngẫu nhiên 30% số hộ trồng luồng

- Thu nhập/hộ gđ/năm từ SXKD luồng kiểm tra ngẫu nhiên 30% số hộ. - Tỷ lệ giảm nghèo nhanh từ SXKD luồng kiểm tra ngẫu nhiên 30% số hộ * Chỉ tiêu giám sát đánh giá

- Đánh giá hoạt động bảo vệ rừng luồng, phục tráng rừng luồng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trồng luồng và trồng mới rừng luồng, khai thác và chế

67

biến luồng, các doanh nghiệp đầu tƣ vào vùng luồng, các dự án chi tiết triển khai quy hoạch.

- Đánh giá phát triển nguồn nhân lực con ngƣời, số hộ gia đình, số lƣợng ngƣời dân tham gia sản xuất luồng,

- Đánh giá các cơ chế chắnh sách tác động vào sự phát triển vùng luồng, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các chắnh sách.

- Đánh giá giá trị sản xuất của cây luồng đóng góp giá trị kinh tế trong ngành lâm nghiệp, thu nhập của ngƣời dân từ sản xuất cây luồng, giá trị thu nhập/ha rừng luồng

- Đánh giá giá trị của cây luồng đối với xóa đói, giảm nghèo của đồng bào dân tộc miền núi

- Tình hình huy động các nguồn lực và tài chắnh: chỉ tiêu giám sát và đánh giá là khối lƣợng và tiến độ thực hiện.

- Phân tắch và đánh giá tác động trong quá trình thực hiện quy hoạch ở các cấp; - Đánh giá hiệu quả của các chắnh sách liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung.

- Đánh giá sự lồng ghép các chƣơng trình dự án trên vùng thâm canh luồng, đặc biệt chƣơng trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30A và XD nông thôn mới.

- Đánh giá những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trƣờng có liên quan đến các mục tiêu của quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung.

2.2. Phương pháp giám sát đánh giá

- Kiểm tra ngẫu nhiên theo tỷ lệ điểm từng mục tiêu thực hiện kế hoạch hàng năm.

- Định kỳ và đánh giá hàng năm, đánh giá toàn diện kiểm tra thực địa, kết hợp phân tắch số liệu thống kê so sánh loại trừ, phù hợp với khả năng cung cấp tài chắnh.

- Phỏng vấn ngƣời dân, các tổ chức xã hội, thôn bản để nắm bắt thông tin - Sau đánh giá rút ra kết luận để điều chỉnh các mục tiêu của quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung cho phù hợp thực tế.

2.3. Tiến trình, kế hoạch giám sát đánh giá

- Hàng năm tổ chức giám sát đánh giá, tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho các đợt khảo sát, giám sát đánh giá trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung. Để đảm bảo tắnh khách quan, việc đánh giá phải thông qua kết quả đã hoàn thành theo tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch.

- Đánh giá theo định kỳ thực hiện vào cuối mỗi kỳ kế hoạch 5 năm. Đợt đánh giá đầu tiên sẽ đƣợc thực hiện vào cuối năm 2015 và kết quả sẽ đƣợc sử dụng để xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo (2016 Ờ 2020).

68

PHẦN THỨ NĂM

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Có đƣợc vùng Luồng trồng nhƣ hiện tại thật không dễ dàng vì chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều và vì nhiều nguyên nhân khác của thời kỳ bao cấp, trải qua bao biến đổi thăng trầm cây Luồng vẫn đứng vững và khẳng định vị thế của nó. Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung không chỉ là thực hiện chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp của ngành, của tỉnh mà còn là thực hiện nguyện vọng niềm tin của ngƣời dân trong vùng đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

Báo cáo đã đánh giá đƣợc hiện trạng rừng luồng, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh luồng trong 10 năm qua. Đánh giá đƣợc hiện trạng dân sinh và kết quả các hoạt động kinh tế xã hội trong vùng; Đồng thời xác định đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đƣợc các vùng trồng mới, cải tạo, phục tráng rừng luồng làm tiền đề ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng Luồng.

Báo cáo đã đề xuất đƣợc 5 giải pháp thực hiện Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2011 - 2020 (gồm tổ chức sản xuất; cơ chế chắnh sách; khoa học và công nghệ; khuyến lâm; thị trƣờng; môi trƣờng)

Quá trình xây dựng quy hoạch đã bám sát đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa; có nhiều ý kiến tham gia góp ý của các chuyên gia lâm nghiệp, của các đơn vị lâm nghiệp, ủy ban nhân dân các huyện có diện tắch rừng Luồng. Vì vậy, quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa có tắnh khả thi, cần đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng của tỉnh ngày càng có hiệu quả và bền vững.

II. KIẾN NGHỊ:

Quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung nhằm ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo năng lực cạnh tranh thu hút đầu tƣ chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ luồng, đồng thời nhằm bảo tồn và phát triển cây đặc hữu của Thanh Hóa, là sự nghiệp của toàn dân phải đƣợc sự tham gia đóng góp rộng rãi của của các ngành, các cấp và nhân dân trong vùng. Vì vậy cần đƣợc quán triệt sâu rộng và bổ sung vào Nghị quyết Đảng bộ các cấp trong vùng thâm canh Luồng để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Để quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2011 - 2020 triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp toàn quốc và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kắnh đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt quy hoạch để tổ chức thực hiện.

69

Tỉnh sớm tổ chức công bố để kêu gọi đầu tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc, quốc tế vào lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu và chế biến các sản phẩm từ cây Luồng.

Các huyện có diện tắch rừng Luồng tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khắch các thành phần kinh tế phát triển các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các Bộ ngành liên quan tạo điều kiện để tỉnh tiếp nhận đƣợc các dự án đầu tƣ về lâm nghiệp liên quan đến phát triển trồng rừng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiếp thị lâm sản...

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)