THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 30 - 32)

1. Cõ hội liên quan đến vấn đề khai thác và tiêu thụ Luồng

Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp, tƣ nhân chế biến có sử dụng nguyên liệu từ cây Luồng đã hình thành và phát triển; mặt hàng sản xuất từ Luồng đang có lợi thể cạnh tranh so với sản xuất từ các loại vật liệu khác (xu thế sử dụng các loại đồ dùng làm từ các vật liệu thân thiện với môi trƣờng), thị trƣờng tiêu thụ luồng rộng lớn và có nhu cầu ngày càng cao, do vậy giá trị của cây Luồng đã đƣợc nâng lên.

Các doanh nghiệp, tƣ thƣơng kinh doanh đều tập trung mua luồng ngay từ các điểm đầu mối cửa rừng; Luồng cung không đủ cầu là hai lắ do đã tạo ra thị trƣờng tiêu thụ luồng cây có tắnh cạnh tranh cao và khá sôi động. Khoảng 90% luồng tiêu thụ năm 2010 đƣợc giao dịch ngay địa phƣơng nơi sản xuất luồng, xe ôtô đến bốc luồng nơi gần rừng nhất, quan hệ giao thƣơng rất đa dạng/đa chiều giữa các chủ thể tham gia ngành hàng. Có thể mô tả rằng, trƣớc đây luồng đƣợc thả trôi theo sông về đồng bằng và ngƣời sử dụng luồng chỉ biết mua luồng từ các điểm đầu mối, còn bây giờ ngƣời ngƣời có nhu cầu có thể mua luồng ngay tại cửa rừng.

Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chắnh phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Định hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đã ghi "Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương, chú trọng tới địa bàn nông thôn, miền núi. Phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với thực hiện tốt chắnh sách khuyến khắch phát triển TTCN trên địa bàn tỉnhỢ đó cũng là cơ hội để phát triển cây Luồng ở Thanh Hoá.

Quyết định 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tƣớng Chắnh Phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh miền tây Thanh Hoá cũng đã xác định: Phát triển ngành chế biến lâm sản kết hợp cả quy mô lớn, vừa và nhỏ, gắn chế biến với vùng nguyên liệu. Ƣu tiên ngành chế biến giấy và bột giấy, gỗ ván nhân tạo có quy mô lớn, vừa có công nghệ cao để tiết kiệm tài nguyên và không làm ô nhiễm môi trƣờng. Nâng cao chế biến thủ công mỹ nghệ và nghề cót ép, ván Luồng, đặc biệt triển khai xây dựng nhà máy ván sàn (TBF) từ Luồng ở huyện Thƣờng Xuân 75.000m2/năm để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phƣơng.

Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010 đã xác định mục tiêu ƣu tiên cho phát triển lâm nghiệp là quy hoạch các vùng nguyên liệu, trong đó quan trọng là vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy Châu Lộc (Hậu Lộc) với quy mô 173.000ha trên địa bàn 7 huyện và quy hoạch vùng nguyên liệu

31

giấy cho 3 nhà mấy giấy trong tỉnh (Lam Kinh, Mục Sơn, Lam Sơn), đây cũng là một cơ hội để phát triển cây Luồng.

Chắnh sách lƣu thông và tiêu thụ sản phẩm Luồng đƣợc tỉnh đã tạo điều kiện thông thoáng cho ngƣời trồng Luồng đƣợc tiêu thụ sản phẩm Luồng một cách thuận lợi nhất. Điều đó đƣợc thể hiện khá cụ thể trong công văn số 1247/CV/BNN-KL của Bộ Nông nghiệp & PTNT và công văn số 2961/UB-ND của UBND tỉnh Thanh Hóa, về việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng, chủ rừng chỉ báo cáo UBND xã xác nhận hợp pháp và đƣợc tự chủ khai thác, tự do lƣu thông, tiêu thụ sản phẩm mà không cần bất kỳ giấy tờ gì khác. Quy chế khai thác gỗ lâm sản nói chung, khai thác Luồng nói riêng tƣơng đối đơn giản, thông thoáng nhiều và theo hƣớng chỉ quản lý đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, rừng trồng phòng hộ, đặc dụng còn rừng trồng bằng vốn vay do chủ rừng toàn quyền quyết định. Từ đó đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình chủ động trong sản xuất kinh doanh. Qua phỏng vấn các hộ gia đình trồng Luồng, hầu hết các hộ đều trả lời họ đƣợc quyền tự chủ trong vấn đề khai thác rừng Luồng và toàn quyền quyết định sản phẩm của mình.

Các quy trình, quy phạm đã đƣợc ban hành đầy đủ, các kết quả nghiên cứu về khai thác rừng Luồng đã đƣợc tổng hợp đánh giá và công bố rộng rãi và khẳng định khai thác là một biện pháp kỹ thuật lâm sinh, dù là rừng phòng hộ hay rừng sản xuất đều đƣợc khai thác để luôn luôn trẻ hoá rừng. Kết quả nghiên cứu của viện khoa học lâm nghiệp đã khẳng định, thực tiễn cũng đã chứng minh, nếu khai thác đúng quy trình quy phạm không những không làm tổn hại đến rừng mà còn kắch thắch số lƣợng măng của vụ sau ra nhiều hơn, thông thƣờng khi khai thác chỉ nên chặt những cây trên 3 tuổi, chu kỳ khai thác 2 năm.

2. Khó khăn và thách thức trong tiêu thụ Luồng

Trình độ dân trắ của bộ phận ngƣời dân miền núi còn hạn chế, chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc sử dụng và phát triển bền vững rừng Luồng. Thói quen khai thác mang tắnh chất thu hái tự nhiên và không có quy hoạch là một áp lực lớn đối với rừng Luồng: Không đầu tƣ thâm canh, khai thác quá mức và dẫn đến suy thoái rừng luồng, năng suất và sản lƣợng ngày càng giảm sút.

Đời sống đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tình trạng đói nghèo còn cao. Theo số liệu năm 2010 của Sở Lao động thƣơng binh xã hội, tỷ lệ đói nghèo khu vực miền núi là 50,67%, trong đó Mƣờng Lát 82,5%; Quan Sơn 65,8%; Quan Hoá 61,3%, Bá Thƣớc 67,7%; Lang Chánh 56,0%; Ngọc Lặc 44,8%; Cẩm Thuỷ 45%; Nhƣ Xuân 65%; Nhƣ Thanh 44,2%; Thƣờng Xuân 51,6%; Thạch Thành 42,6%. Chắnh vì vậy những diện tắch luồng đã bị khai thác tới mức tối đa để giải quyết nhu cầu sinh hoạt và đời sống, thói quen khai thác lạm dụng vốn rừng cùng với việc chăm sóc không thƣờng xuyên đã làm nhiều ha rừng bị thoái hoá nghiêm trọng.

32

Phần lớn diện tắch rừng Luồng là rừng thuần loài, tắnh ổn định và khả năng chống chịu gió bão không cao, tình hình sâu bệnh phát triển mạnh nhƣng chƣa đƣợc phòng trừ kịp thời (Châu chấu ăn lá Luồng, vòi voi đục măng, rệp, bệnh chổi xể, sọc tắm). Kết quả nghiên cứu của Viện khoa học lâm nghiệp cho thấy, sâu bệnh thƣờng xuất hiện ở những nơi rừng Luồng trồng thuần loài, rừng Luồng bị khai thác kiệt, không đƣợc chăm sóc đầy đủ, đất thoái hoá bạc màu.

Công tác tuyên truyền và chuyển giao khoa học cộng nghệ trong khai thác luồng còn nhiều hạn chế, chƣa thƣờng xuyên chƣa sâu rộng, chƣa đến đƣợc các vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở còn thiếu, trình độ còn hạn chế, nhiều xã chƣa có cán bộ khuyến lâm, do đó các biện pháp, kỹ thuật khai thác hầu nhƣ không đến đƣợc ngƣời dân, dẫn đến việc khai thác tuỳ tiện, không hợp lý, chặt Luồng khi nào cần là chặt, không kể mùa măng đã ảnh hƣởng lớn đến năng suất và chất lƣợng rừng Luồng.

Việc khai thác không hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái nghiêm trọng rừng Luồng, kết quả nghiên cứu về cây Luồng Thanh Hoá của viện khoa học lâm nghiệp Việt nam đã chỉ ra rằng, cƣờng độ khai thác cao, tỷ lệ sinh măng cao, nhƣng đƣờng kắnh và chiều cao giảm từ 20 - 30%, luân kỳ kinh doanh giảm 10 - 15 năm. Trong khi đó phần lớn các hộ gia đình miền núi, đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn, mọi sinh hoạt và đời sống đều nhìn vào cây Luồng, do đó cây Luồng bị khai thác quanh năm không kể mùa vụ dẫn đến nhiều diện tắch bị thoái hoá nặng.

Cơ sở hạ tầng miền núi thấp kém, đặc biệt là đƣờng giao thông nội vùng, chỉ những vùng thuận lợi về giao thông giá của cây Luồng cao, ở những vùng khó khăn giá bán vẫn thấp, không ổn định.

Mạng lƣới chế biến đã hình thành nhƣng chƣa phát triển mạnh, chủ yếu vẫn là sơ chế và buôn bán Luồng cây nên giá thành thấp, các nhà máy chƣa có quy hoạch vùng nguyên liệu để tái đầu tƣ trở lại, chƣa có sự gắn kết giữa ngƣời dân và DN để tạo thành vùng sản xuất hàng hoá ổn định, DN chủ yếu mua trôi nổi trên thị trƣờng thông qua tƣ thƣơng nên ngƣời dân thƣờng bị ép giá.

Một số địa phƣơng và chủ rừng chƣa làm tốt trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chắnh phủ, một số nơi chắnh quyền địa phƣơng không nắm đƣợc hoạt động khai thác và buôn bán Luồng trên địa bàn mình quản lý dẫn đến việc trồng và khai thác không đúng qui hoạch, không thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật nên không đảm bảo đƣợc việc kinh doanh bền vững rừng luồng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)