QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÙNG THÂM CANH LUỒNG TẬP TRUNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 44 - 45)

TRUNG TỈNH THANH HÓA, THỜI KỲ 2011 Ờ 2020.

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch phát triển vùng thâm canh luồng tập trung phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi Thanh Hóa đến năm 2020 và quy hoạch kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010-2020;

Quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung phải đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, trồng mới, phục tráng, khai thác, chế biến sản phẩm và các dịch vụ môi trƣờng, du lịch sinh thái; Nhằm khai thác và sử dụng tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và nguồn lực để xây dựng phát triển vùng luồng từ sản xuất quảng canh truyền thống sang sản xuất thâm canh tập trung trên phạm vi 7 huyện theo Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển vùng thâm canh luồng tập trung phải huy động sự tham gia của lực lƣợng nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch phát triển rừng luồng tạo vùng nguyên liệu luồng tập trung, làm tiền đề để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp trong thâm canh rừng luồng, tăng giá trị trên một đơn vị diện tắch rừng luồng tập trung, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào các dân tộc miền núi.

- Tạo lập các cụm làng nghề, tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm từ luồng; thu hút các nguồn vốn đầu tƣ của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài phát triển kinh tế luồng.

- Sử dụng tối đa những lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nhằm phục hồi chất lƣợng rừng luồng trồng hiện có, đồng thời phát triển trồng luồng mới, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài, đảm bảo cung cấp cho các xƣởng chế biến sản phẩm từ Luồng trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Tổ chức sản xuất và hƣớng dẫn các hộ gia đình sử dụng có hiệu quả quỹ đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao quyền quản lý, sử dụng, ổn định việc làm lâu dài nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng.

- Xây dựng vùng thâm canh Luồng tập trung, nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống rừng sản xuất đồng thời cũng nhằm mục tiêu kết hợp với xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, hạn chế thiệt hại do thiên tai. Góp phần xây dựng nông thôn mới...

45

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Bảng 14: Các chỉ tiêu chủ yếu trong công tác thâm canh Luồng

TT Hạng mục ĐVT Cộng đầu kỳ 5 năm cuối kỳ 5 năm quân/năm Bình

1 Bảo vệ và phát triển rừng luồng Ha 57.351,9 26.681,7 57.351,9 38.593,4 2 Phục tráng rừng Luồng kém chất lƣợng Ha 24.424,6 24.424,6 6.106,2 3 Trồng mới rừng luồng trên đất trống đồi trọc Ha 3.843,8 3.843,8 961,0 4 Trồng mới rừng luồng trên diện tắch cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt Ha 2.401,8 2.401,8 600,5 5 Xây dựng vƣờn giống luồng Ha 35,0 35,0 6 Khai thác luồng 1000 cây 312.606,7 96.053,9 216.552,7 34.734 7 Xây dựng đƣờng

lâm nghiệp nội vùng Km 115,0 115,0 28,8

2.3. Phạm vi quy hoạch:

Diện tắch rừng Luồng hiện có, diện tắch đất chƣa có rừng và diện tắch rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tƣợng rừng sản xuất đƣợc đƣa vào quy hoạch trên phạm vi 07 huyện: Bá Thƣớc, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thƣờng Xuân.

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)