Theo giấy phép kinh doanh, CIRI được phép hoạt động kinh doanh trong
nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động kinh doanh đem lại
hiệu quả cao cho doanh nghiệp là :
1.1.Lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và nội hoá môtô 2 bánh
Hiện nay trong cả nước có trên 30 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực
này. CIRI tuy là doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh, nhưng đã đạt được
những thành tựu rất đáng khích lệ và tỏ rõ thế mạnh của mình. Điều này được
phản ánh cụ thể qua 3 nội dung : phương thức sản xuất - kinh doanh, thị trường tiêu thụ và hình thức tiêu thụ của doanh nghiệp.
1.1.1.Phương thức sản xuất – kinh doanh.
Phương thức kinh doanh môtô 2 bánh dạng IKD đòi hỏi phải nhập khẩu
linh kiện của nước ngoài và mua thiết bị, phụ tùng nội hoá trong nước. Chính
vì vậy, để đánh giá được hiệu quả của phương thức kinh doanh này cần phải
phân tích hai hoạt động cơ bản: hoạt động nhập khẩu linh kiện và hoạt động
thu mua thiết bị, phụ tùng, linh kiện nội hoá trong nước.
CIRI thực hiện phương thức kinh doanh này với các nhãn hiệu xe máy
là: WANA C110, PREALM II C100, WAKE UP C110, PROUD C100,.. a.Nhập khẩu linh kiện nước ngoài.
Với tỷ lệ chiếm trên 85% giá trị toàn bộ, linh kiện nhập khẩu trở thành yếu tố chủ yếu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh môtô 2 bánh của CIRI. Do
vậy, kể từ khi triển khai kinh doanh lĩnh vực này, CIRI đã chú trọng khai thác
nguồn hàng đảm bảo chất lượng và ổn định. CIRI đã kí hợp đồng cung cấp
linh kiện hai loại môtô 2 bánh PREALM và WANA với các nhà cung cấp linh
kiện môtô 2 bánh của Thái lan: A&H International Co.Ltd, Century S.F Import-Export,.. và hiện tại vừa kí thêm hợp đồng cung cấp linh kiện với tập đoàn ZONG SHEN – Trùng Khánh – Trung Quốc cho loại xe mới CIRIZ
C110.
Bảng 1: Tình hình nhập khẩu linh kiện xe máy IKD Trung quốc
Tên xe
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Lượng (c) Tiền (tr đ) Lượng (c) Tiền (tr đ) Lượn g (c) Tiền (tr đ) Wake up 15.000 122.363 18.000 146.836 29.233 238.478 Pround -0- -0- 120 1.063 300 2.658 Wana 7.500 70.318 9.871 92.549 12.585 117.992 Prealm 8.000 64.831 11.236 91.055 17.666 143.163 FX -0- -0- 45 1.142 90 2.286 Avenis -0- -0- 15 382 40 1.018 HadoSiv a -0- -0- 90 1.595 150 2.659 Tổng 30.500 257.512 39.377 333.198 60.064 5.082.462
(Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2000 của CIRI)
Hoạt động nhập khẩu xe máy phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Điều
này thể hiện rõ trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu xe máy của CIRI.
Năm ’98 là năm đầu tiên tiến hành triển khai hoạt động nhập khẩu, sản
xuất nội hoá xe máy nên CIRI mới chỉ tiến hành kinh doanh mang tính thăm
dò. Những mặt hàng được triển khai chính là những sản phẩm chiến lược của CIRI sau này: Wake up, Wana, Prealm II và đã đạt kết quả tiêu thụ tốt. Như
vậy là CIRI đã xác định đúng nhu cầu thị trường. Phát huy kết quả đó năm
’99 CIRI quyết định tăng khối lượng nhập khẩu. Những sản phẩm có giá trị
cao và nguồn gốc không phải là xe Trung Quốc như: FX, Avenis, HadoSiva
nằm trong kế hoạch đa dạng hoá sản phẩm của Công ty dựa vào kênh phân phối đã được triển khai cho những sản phẩm trước đó và sự uỷ thác của
những doanh nghiệp thương mại khác. Năm 2000, sản lượng nhập khẩu của
tất cả các mặt hàng xe máy đều tăng, đặc biệt loại có nguồn gốc không phải
của Trung quốc tăng với tốc độ rất cao (trung bình >200%), một lần nữa CIRI
lại xác định đúng nhu cầu thị trường và tiêu thụ đạt kết quả tốt. Tuy vậy đến
cuối năm 2000, Ban lãnh đạo CIRI cũng thấy rằng thị trường xe máy Trung
Bảng 2: Tình hình nhập – xuất - tồn kho linh kiện nhập khẩu môtô 2 bánh năm 2001 T T Tên xe Nhập Xuất Tồn Lượng (c) Tiền (tr đồng) Lượng (c) Tiền (tr đồng) Lượng (c) Tiền (tr đồng) 1 Wake up 29.233 238.470 25.375 208.637 3.848 29.833 2 Proud 300 2.658 300 2.658 -0- -0- 3 Wana 12.585 117.993 12.406 116.540 179 1.453 4 Prealm II 17.666 143.163 13.000 107.748 4.666 35.415 5 FX 90 2.285 90 2.286 - - 6 Avenis 40 1.018 40 1.018 - - 7 Hado Siva 150 2.659 150 2.660 - - Tổng 60.064 5.082.462 51.361 4.415.448 8.693 66.701
( Nguồn : Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2001 của CIRI )
Tổng giá trị xuất xưởng so với tổng giá trị nhập khẩu đạt: ≈87%, tỷ lệ
hàng tồn kho là ≈13%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, điều này chứng tỏ
CIRI ngoài việc dự trữ hợp lý, còn đảm bảo không bị ứ đọng vốn. Đặc biệt lưu ý là: Trong danh mục mặt hàng kinh doanh một số loại có mức tồn kho
bằng không: Xe FX, Avenis, HadoSiva, Proud đây là những loại xe có số lượng nhập khẩu thấp (dưới 150 chiếc), có giá trị tính trên đơn vị đầu xe cao
(xe Avenis giá CIF >2500$) và xe Proud là loại xe mới lắp ráp của Công ty.
Mức tồn kho bằng không khằng định CIRI đã lựa chọn kinh doanh đúng mặt hàng và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Lượng tồn kho chủ yếu là do ba loại xe là ba loại xe kinh doanh chủ yếu của Công ty, có giá trị chiếm 74%
giá trị kinh doanh môtô 2 bánh của CIRI. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng số lượng nhập khẩu ba loại xe này là rất lớn (>50 ngàn xe và bằng 98% tổng lượng xe nhập khẩu) một tỷ lệ tồn kho như vậy cũng dễ được chấp nhận. Điều đó cũng thể hiện CIRI đã khai thác hết công suất của dây chuyền lắp ráp, kho
bãi (công suất thiết kế cho cả hai loại xe WANA, WAKE UP và PREALM là
50 ngàn xe/năm).
Còn đối với các loại xe như: FX, Avenis, Hado Siva thì nên mở rộng
cung ứng. Sản lượng kinh doanh những mặt hàng này còn thấp, giá trị chưa
một mức dự trữ hợp lý để đảm bảo khai thác tốt nguồn hàng (nhất là loại xe
Avenis là loại xe có giá trị và tỷ suất lợi nhuận cao).
b.Nhập linh kiện nội hoá trong nước.
So với hoạt động nhập khẩu linh kiện nước ngoài thì tình hình thu mua linh kiện trong nước có phần đơn giản hơn. Tỷ lệ nội hoá hãy còn ở mức thấp
có giá trị chưa cao trong tổng thành giá xe xuất xưởng.
Cụ thể là:
Xe PREALM II có 29 chi tiết – chiếm 16,43%
-Xe WANA có 32 chi tiết – chiếm 18,85%
-Xe Wake up 32 chi tiết – chiếm: 17.4%
-Xe Proud 28 chi tiết – chiếm : 16,5%
-Xe 32 chi tiết – chiếm 15%
Những loại xe như WANA, Prealm, Wake up, Proud có tỷ lệ nội hoá cao
vì giá trị đơn vị của chúng thấp (xe Trung quốc), còn các loại FX, Avenis,
Hado Siva tuy khối lượng nội hoá nhiều (>30 chi tiết) nhưng tỷ lệ vẫn thấp
bởi vì giá trị đơn vị của từng xe là cao (xe Thailand, Hàn quốcvà Nhật).
Ưu thế của hoạt động này là thủ tục mua bán, kí kết hợp đồng đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng do hàng hoá trao đổi có hàm lượng kĩ thuật không cao. Nhưng cũng tồn tại một số vấn đề về nguồn hàng cung cấp, giá cả, chất lượng. Hiện nay CIRI thực hiện những hợp đồng nhập linh kiện nội hoá trong nước với các đối tác chính là:
-HTX cơ khí cao cấp Phương Đông tỉnh Thái Bình. -Công ty dụng cụ cơ khí XNK - Hà Nội
-Cơ sở sản xuất Phú Mỹ tỉnh Nam Định
-HTX Mạnh Quang – Hà Nội
-Công ty cao su INOUE – tỉnh Vĩnh Phúc
Thông qua tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho linh kiện nội hoá trong nước để có thể đưa ra những đánh giá và nhận xét về hoạt động này của CIRI.
Bảng 3: Tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho linh kiện nội hoá trong nước năm 2001.
TT Tên xe Nhập Xuất Tồn Lượn g (c) Tiền (triệu đồng) Lượng (c) Tiền (triệu đồng) Lượn g (c) Tiền (triệu đồng) 1 Wake up 30.000 42.290,2 25.375 35.770,5 4.625 6.519,7 2 Proud 300 438,5 300 438,5 -0- -0- 3 Wana 12.585 22.562,6 12.406 22.241,7 179 320.915 4 Prealm 19.000 343.77,79 13.000 23.521,7 6000 10.856,1 5 FX 100 380,96 90 342,9 10 38.1 6 Avenis 70 267,1 40 152,7 30 114,5 7 Hado Siva 185 491,9 150 398,9 35 93,1 Tổng 62.240 100.809,2 51.361 83.188,5 10.879 17.620,5
( Nguồn : Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2000 của CIRI )
Cũng như đối với linh kiện nhập khẩu, linh kiện nội hoá trong nước cũng
có mức tồn kho thấp (giá trị xuất xưởng đạt 82,5% của tồng giá trị nhập) đây là điều đáng mừng vì CIRI đã dự trữ được một mức cung ứng hợp lý giữa
hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đảm bảo cho hoạt động lắp ráp. Phân tích đối với từng chủng loại ta thấy:
Xe Proud có mức tồn kho bằng không: do đây là mẫu xe mới sản xuất
nên CIRI dự trù một mức cung cấp ra thị trường không nhiều mang tính chất thăm dò và đã được thị trường chấp nhận và tiêu thụ tốt.
-Xe Prealm có mức tồn kho tương đối cao 6000 bộ linh kiện chiếm 32%
giá trị nhập. Tuy rằng đây là mẫu xe rất được thị trường ưa chuộng, có khối lượng tiêu thụ lớn nhưng một tỷ lệ tồn kho như vậy là cần phải xem xét lại để đảm bảo cân đối giữa linh kiện ngoại nhập và linh kiện nội hoá, tránh tình trạng ứ đọng vốn và đảm bảo khả năng tiêu thụ.
-Xe Wana có mức tồn kho là 1% đây là điều rất đáng mừng, đặc biệt là
đối với mẫu xe chủ lực của Công ty. Cùng với mức giữ vững mức cung cấp
cung ứng hợp lý như thế này, tuỳ vào nhu cầu thị trường và sự mở rộng thị trường mà dự trù mức cung cấp tương ứng.
-Xe Wake up có mức tồn kho 15% thì trong năm tới nên hạn chế nhập
linh kiện này. Đối với những loại xe FX, Avenis, Hado Siva có mức tồn kho
không giống nhau (FX:10%, Hado Siva:19%, Avenis: 43%) như vậy là CIRI
đã chưa dự tính được mức cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên đó cũng không
phải là điều quan tâm nhiều lắm, số lượng xe loại này thời gian qua cung cấp chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường (tổng cộng 280xe), vì vậy khả năng
sản xuất các loại xe sẽ được mở rộng, sẽ sử dụng hết linh kiện tồn kho này. Công việc chính là phải xây dựng được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ những
loại xe này để xác định mức cung ứng hợp lý kể cả linh kiện ngoại nhập và linh kiện nội hoá.
Tổng quan chung, CIRI tuy mới bước vào xâm nhập thị trường này
nhưng đã đạt được những kết quả như vậy là rất đáng khích lệ, công tác nhập,
xuất, dự trữ gặp phải khó khăn nhưng đạt được kết quả như vậy là chứng tỏ CIRI đã đi đúng hướng, cần phát huy hơn nữa để đạt kết quả tốt hơn, nhất là việc xây dựng được một kế hoạch xuất, nhập, dự trữ trước khi mở rộng khả năng sản xuất và khai thác thị trường mới
1.1.2.Thị trường tiêu thụ .
Trong những năm gần đây, kể từ sau khi Đảng và Nhà nước chủ trương
cải cách và mở cửa, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi lớn lao. Các
nghành kinh tế nói chung và giao thông nói riêng cũng phát triển không
ngừng. Đời sống xã hội đã được thay đổi một cách cơ bản và cũng chính vì thế những năm gần đây nhu cầu sử dụng môtô 2 bánh của nhân dân đã tăng
nhanh.
Từ thực tiễn nhu cầu xe máy đang tăng nhanh trong nước cũng như hiệu
quả kinh doanh của CIRI là khá tốt, có thể đưa ra nhận định về mục đích,
chiến lược của Công ty trong thời gian tới đối với lĩnh vực môtô 2 bánh là mở
rộng thị trường. Thông qua việc phân tích khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường sẽ giúp CIRI đánh giá đúng thực trạng tiêu thụ của mình và tìm kiếm
các thị trường tiềm năng cho các năm tiếp theo.
1.1.3.Hình thức tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ của CIRI là thị trường bán buôn thông các đại lý
của CIRI ở tất cả địa bàn trong cả nước. Đặc điểm của loại thị trường này là số lượng tiêu thụ lớn, thông qua hợp đồng và sau khi bán hàng hàng hoá vẫn
còn nằm trong khâu lưu thông. Bán buôn thường dẫn đến thiết lập quan hệ
bạn hàng truyền thống và tín dụng lẫn nhau.
Thực trạng thị trường tiêu thụ của CIRI được thể hiện qua mạng lưới đại lý phân phối. Hệ thống phân phối của CIRI có dung lượng lớn (151 cửa
hàng và doanh nghiệp là đại lý của CIRI ). Đến năm 2000 hệ thống đại lý của CIRI đã coi như tương đối ổn định. Có thể liệt kê sau đây những đại lý tiêu thụ chính của CIRI hoạt động có hiệu quả thời gian qua.
Bảng 4: Thị trường bán buôn của CIRI (một số đại lý tiêu thụ chính)
Tên Đại lý Địa chỉ
Năm 1998
Công ty Việt Nhật 97- Đại Cồ Việt - Hà Nội
Cty TMDTPT- HN 2 –Trần ThánhTông - Hà Nội CtyArtexThăng Long 164 -Tôn ĐThắng - Hà Nội
Cty Hoa lâm 598 – Nguyễn Đình Chiểu –TPHCM Cty XNK Bắc Giang Nguyễn Văn Cừ - Bắc Giang
Cty T&H 131 - Cầu Giấy – Hà Nội
Cty Tiến Hoà 106 - Tây Sơn – Hà Nội Cty cà phê đường 9 Khe xanh – Quảng trị
Doanh nghiệp MQ 21 – Cách mạng tháng tám –TPHCM
Năm 1999 mở rộng thêm
Cty tin học XNK 6 - f2 - Thái Hà - Hà Nội
Cty Chấn Hưng 36 - Cầu rào - Hải phòng Cty TNHH T&B 241 - Hùng Vương - Đà Nẵng
Cty Côn Sơn 32 – Tôn Đức Thắng – BRVT
Đến năm 2000 CIRI đã thiết lập thêm được những đại lý mới sau
Doanh nghiệp T&V Gia lai
Cty KDCPDT BĐS 3 Thái Phiên – Hà nội
Doanh nghiệp Nam Thắng 26A Nguyễn Lương Bằng – Hà nội
Cty TNHH An Oanh Diễn Châu – Nghệ AN
Cty Đức Hiếu Hai Bà Trưng – Hà Nội
Dn Trường Tín 227 – Cách mạng tháng 8 – TPHCM Cửa hàng KDTBPT Tôn Đức Thắng-Hà Nội
(Nguồn báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2001 của CIRI )
Thị trường bán buôn của CIRI năm 2001 chủ yếu là các Doanh nghiệp Thương mại và thông qua đại lý sẽ được phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối này đòi hỏi phải luôn duy trì một mạng lưới
lớn các đại lý, tạo nên sức cung lớn cho thị trường, tạo điều kiện bao phủ thị trường, hạ giá thành sản phẩm và tăng cao tính cạnh tranh đối với các đối thủ
hiện tại và đối thủ tiềm năng. Qua đó cũng duy trì được tốt mối quan hệ với
công chúng, nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường để doanh nghiệp có được
những thay đổi thích nghi kịp thời.
Có thể nhận thấy thị trường bán buôn trọng điểm của CIRI là thị trường
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chiếm trên 65,5% doanh số tiêu thụ của CIRI.
Tuy nhiên khả năng bao quát thị trường TPHCM và các tỉnh miền Nam còn
chưa cao và sẽ là hướng tập trung chính của Công ty trong giai đoạn sắp tới.
Các tỉnh phía Bắc và miền Trung cũng chưa đươc tập trung khai thác thoả đáng do những đặc điểm riêng chưa triển khai được, đó cũnglà mảng thị trường rất tiềm năng, trong kế hoạch kinh doanh CIRI nên có chủ trương để
bao phủ khu vực này.
1.2.Lĩnh vực kinh doanh thiết bị, vật tư GTVT.
Kinh doanh vật tư, thiết bị thuộc lĩnh vực kinh doanh hàng tư liệu sản
xuất. CIRI tham gia vào thị trường này từ năm 1999 với vai trò là một người trung gian để cung ứng vật tư, thiết bị cho các doanh nghiệp sản xuất, xây
dựng hoặc các doanh nghiệp thương mại khác.
Để phản ánh chính xác kết quả kinh doanh của CIRI trong lĩnh vực này cần
thiết phải thông qua 3 hoạt động cơ bản: mua – tồn kho – tiêu thụ vật tư, thiết bị.