2.Đánh giá và hạch toán chi phí chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh của Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất pdf (Trang 61 - 63)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚ

2.Đánh giá và hạch toán chi phí chất lượng

Sự cần thiết phải đánh giá và hạch toán chi phí chất lượng

Chi phí chất lượng rất đa dạng, phong phú và nhiều chủng loại, nó

không chỉ nằm trong các hoạt động sản xuất mà nó nằm ngay trong cả trong

hoạt động tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Số liệu về chi phí cho chất lượng không có trong các khoản mục hạch

toán kế toán. Cho nên việc bóc tách chúng thường rất khó khăn và thiếu chính

xác. Mặt khác, các loại chi phí có xu hướng thay đổi ngược chiều nhau khi

được sau một giai đoạn nhất định. Do đó, đánh giá chi phí chất lượng là cần

thiết bởi những lý do sau:

Ban lãnh đạo muốn có báo cáo đầy đủ các loại chi phí để biết được đâu

là chi phí chất lượng hợp lý và đâu là chi phí chất lượng không hợp lý. Bên cạnh đó giúp cho việc đánh giá hiệu quả của việc nâng cao chất lượng.

Mặt khác, dựa vào chi phí chúng ta có thể biết được chính xác việc

hoàn thành nhiệm vụ. Tránh việc lãi giả, lỗ thật.

Hơn nữa, hạch toán chi phí chất lượng sẽ giúp chúng ta nắm rõ được

các chi phí phát sinh, quản lý và lưu thông sản phẩm hàng hoá.

Hạch toán chi phí có thể thấy được sự biến động của chất lượng. Do đó,

chúng ta có thể kiểm tra, kiểm soát nó một cách tốt hơn.

Chỉ có thể thông qua việc hạch toán chi phí chất lượng thì mới có thể đưa ra việc cắt giảm chi phí một cách tốt nhất mà không ảnh hưởng tới chất lượng.

Hạch toán chi phí chất lượng cho ta thấy được thước đo đánh giá sự cố

gắng về quản lý chất lượng cũng như sự cố gắng hay thiếu sót của hoạt động

quản lý chất lượng.

Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với chi phí. Có thể nói đây là một

vấn đề còn mới mẻ với doanh nghiệp ở nước ta. Từ trước đến nay tất cả

những chi phí về chất lượng đều được tính vào giá thành sản phẩm. Trong

thực tế việc tính toán chi phí chất lượng là có khó khăn song nếu tính toán chính xác được chi phí chất lượng là Công ty đã chủ động nắm được các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng “thông qua việc xác định các khu vực có trục

trặc”. Từ đó có biện pháp tác động thích ứng nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác mục tiêu của cơ cấu Quản lý chất lượng là kết

quả/chi phí, do đó tính toán chi phí là cơ sở đánh giá hiệu suất tổng hợp của

việc tăng chất lượng và Quản lý chất lượng.

Để tính toán quản lý chi phí, Giám đốc cần giao nhiệm vụ này trực tiếp

cho phòng kế toán và phòng kỹ thuật, xưởng lắp ráp phối hợp thực hiện. Việc

này phải được thực hiện liên tục, theo dõi sát, chính xác ở từng khâu phát sinh

chi phí chất lượng. Tính chi phí chất lượng dựa vào hai nguyên tắc cơ bản:

-Nguyên tắc chính xác, trung thực về số liệu.

-Nguyên tắc đầy đủ.

Chi phí chất lượng gồm có:

+Chi phí thẩm định và chi phí phòng ngừa.

Tất cả chi phí đó cần phải ghi, liệt kê thành từng bản (ứng với mỗi loại chi phí để đến cuối tháng, năm)Công ty đưa ra được báo cáo về chi phí chất lượng và nhìn vào bảng báo cáo đó chúng ta có thể đánh giá nhận xét được chi phí phát sinh tăng, giảm trong kỳ để duy trì hay có giải pháp khắc phục

vấn đề đó. Những chi phí phát sinh này chúng ta có thể tạm thời tính trên doanh thu, lợi nhuận. Đến khi việc tính chi phí chất lượng đã có kinh nghiệm

thì Công ty có thể tính đến giá cả của chất lượng, tức là chi phí cho từng loại

sản phẩm.

Việc tính chi phí chất lượng là rất phức tạp vì thế phòng kế toán, phân xưởng không chỉ lấy số liệu ở phòng kế toán khi cần phải dùng số liệu ước đoán, phối hợp với kế toán viên và bộ phận phòng ban khác.

Bên cạnh đó cần phải so sánh mối tương quan chi phí chất lượng và tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng để thấy được hiệu quả công tác quản lý

chất lượng. Khi đạt được mức chất lượng cao thì chi phí chất lượng sẽ giảm.

dựa vào đó để kiểm tra tính đúng đắn của công tác tính chi phí chất lượng và mục tiêu lâu dài là cân bằng hai nhân tố này.

Việc tính chi phí chất lượng ngoài mục tiêu chung của toàn Công ty còn

đem lại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty có cái nhìn nghiêm túc hơn

về công tác chất lượng. Tính toán chi phí chất lượng thể hiện sự quyết tâm

thực hiện sự cải tiến chất lượng của Công ty, làm cho mọi cán bộ công nhân

viên phải lưu ý hơn nữa khi thực hiện công việc của mình liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tính chi phí chất lượng là biểu hiện của việc lượng hoá công

tác Quản lý chất lượng và cơ sở đáng tin cậy để dựa vào đó đánh giá kết quả

của công tác Quản lý chất lượng .

3. Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng và Quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu Luận văn: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh của Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)