Quản lý chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh của Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất pdf (Trang 67 - 69)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚ

Quản lý chất lượng.

Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu nên trong thời gian tới Công ty sẽ

quyết tâm đưa chất lượng sản phẩm lên cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa

dạng của người tiêu dùng.

Lãnh đạo Công ty nhận thức được rằng: sản phẩm của Công ty chủ yếu

phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu do vậy đòi hỏi của từng loại

khách hàng là rất khắt khe và hiện nay trong ngành xuất hiện nhiều đối thủ

cạnh tranh với thế mạnh khác nhau. Vì thế Công ty phải coi chấtlượng là vũ khí để Công ty tham gia cạnh tranh.

Hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng bao gồm hoàn thiện chỉ tiêu về

chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại tổ chức và duy trì hệ thống Quản lý chất lượng theo quan điểm hiện đại. Công ty đang xem xét để xây dựng hợp lý cơ

cấu tổ chức hiện nay để có thể xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo

ISO 9001: 2000. Dự kiến sẽ triển khai mô hình này cho các phân xưởng lắp ráp được áp dụng hoàn toàn.

Hiện nay công tác lắp ráp được xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm tại Công ty đã và đang thực hiện chưa được quan tâm đúng

mức, hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu

tiêu dùng sau hiện nay hệ thống này còn chưa phù hợp.

Để nâng cao chất lượng của Công ty, Công ty phải cải tiến hệ thống chỉ

tiêu hiện thời của Công ty vì đó là điều kiện tiên quyết quyết định các loại

hoạt động sản xuất sản phẩm, là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng cạnh

tranh trên thị trường. Hệ thống chỉ tiêu hiện tại của Công ty đang thực hiện có

kết quả nhưng chưa thoã mãn nhu cầu chất lượng của người tiêu dùng. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu chất lượng là việc làm cần thiết để Công ty từng bước đạt đến tiêu chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn Quốc tế.

Công tác tiêu chuẩn hoá giữ vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng và đưa chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vì vậy vấn đề

quan trọng trong công tác quản lý là phải đưa ra tiêu chuẩn thống nhất.

Từ những lí do trên, để hoàn thiện hệ thống Quản lý chất lượng sản

Trước tiên ban lãnh đạo đứng đầu là Giám đốc phải định ra một người đứng đầu hệ thống Quản lý chất lượng. Ở CIRI Ban lãnh đạo về chất lượng

báo cáo với giám đốc về tình hình thực hiện công việc. Người đứng đầu phải

có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, người đứng đầu việc xây dựng chính sách chất lượng sản phẩm.

Đó là định hướng chung về chất lượng sản phẩm của Công ty. Sỡ dĩ phải

có chính sách về chất lượng sản phẩm là vì nó làm cho mọi hoạt động của

Công ty diễn ra một cách nhất quán, cải thiện mối quan hệ của Công ty với các đối tác, giúp nhà quản trị điều hành Công ty một cách có định hướng.

Chính sách chất lượng phải được xây dựng trong thời gian dài.

Sau khi xây dựng xong người đứng đầu hệ thống Quản lý chất lượng phải chỉ đạo các phòng ban, cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình đã được quy định trong chính sách. Sử dụng mọi biện pháp tuyên truyền để mọi thành viên trong Công ty hiểu rõ về chính sách đó. Tất cả các quy trình trong chính sách chất lượng phải được thực hiện đồng loạt, công tác phải được tiến hành

thường xuyên. Việc kiểm tra theo dõi phải được tiến hành chặt chẽ, nếu có khó khăn sai sót tiến hành điều chỉnh ngay.

Công tác kiểm tra cần đẩy mạnh hơn nữa trên cơ sở bộ máy quản lý cũ.

Phòng kỹ thuật kết hợp các bộ phận của phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản

phẩm) và phân xưởng bám sát từng ca để theo dõi, kiểm tra chất lượng của

từng công đoạn sản xuất. Trên cơ sở đó thống kê hàng tuần, tháng, năm để đánh giá, phân tích đưa ra các biện pháp khuyến khích tiến bộ hạn chế sai sót. Có chính sách thưởng, phạt xứng đáng đối với việc đảm bảo chất lượng. Tăng cường vai trò của tổ trưởng tổ sản xuất, báo cáo thường kỳ với người đứng đầu để tiện theo dõi.

Người đứng đầu hệ thống Quản lý chất lượng phải chỉ đạo cho phòng kỹ

thuật tính toán, đưa ra sản phẩm có đặc tính kỹ thuật, chi phí phù hợp với nhu

cầu trên cơ sở nâng cao giá trị thẩm mỹ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bộ

máy này phải thu thập, lưu trữ, phân tích xử lý tạo ra mẫu mã mới để nhằm

cung cấp với thị hiếu người tiêu dùng, thị trường nhanh chóng nắm bắt các xu

thế hình thành trên thị trường và đặc tính tiêu dùng trong khu vực để tung ra

sản phẩm ra thị trường kịp thời.

Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn thống nhất giúp cho Công ty nói

chung và công nhân nói riêng, đánh giá chất lượng sản phẩm một cách dễ dàng. Đó là tiền đề nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn đưa ra sẽ phù hợp với nhu cầu của thị trường, với điều kiện của Công ty nên tạo ra sản

phẩm có chất lượng phù hợp tạo nên sức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

Để thực hiện các giải pháp trên, Công ty cần thực hiện:

 Mọi cán bộ kỹ thuật ở vị trí cao để chọn làm người chỉ đạo hệ thống

Quản lý chất lượng. Cán bộ này phải có kinh nghiệm am hiểu về chất lượng

và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt phải có uy tín để lãnh

đạo các bộ phận, phòng ban có liên quan.

 Đội ngũ cán bộ đại diện lãnh đạo về chất lượng và cán bộ kỹ thuật

phải là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc.

 Tiềm lực tài chính đầu tư cho công tác kiểm tra thiết kế. Đây là vấn đề đặt ra của Công ty vì Công ty đang khó khăn về tài chính. Song để khắc

phục điều này phải đầu tư từng bước. Nhưng nhất định phải đầu tư ở khâu

này.

 Cuối cùng là sự ủng hộ của bộ phận, cá nhân trong công ty cần phải

hiểu đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của

Công ty. Từ đó có thái độ ủng hộ khi ban lãnh đạo tiến hành quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh của Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất pdf (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)