Nâng cao hiệu quả đọc thơ của học sinh dựa vào đặc điểm từng thể thơ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo đăc trưng văn bản cho HS Tiểu học (Trang 31 - 34)

còn phải tìm hiểu kĩ nội dung và lựa chọn cách đọc sao cho phù hợp với nhịp điệu chung của cả bài thơ, lẫn nhịp điệu riêng của từng câu thơ, dòng thơ.

Như vậy, sự ngắt nhịp trong bài thơ chính là sự ngừng nhịp theo cảm xúc, theo ý nghĩa nội dung diễn tả. Sự thay đổi nhịp điệu chính là sự tạo hoá tuỳ thuộc vào nội dung câu thơ, dòng thơ và cảm xúc chung của toàn bài. Vì vậy khi dạy HS đọc, GV cần nghiên cứu tìm hiểu tổ chức của văn bản thơ, nắm nội dung tư tưởng tác phẩm để hướng dẫn, giúp các em có thể ngắt nhịp đúng cách và nắm được ý nghĩa bao trùm của bài thơ.

2.1.2. Nâng cao hiệu quả đọc thơ của học sinh dựa vào đặc điểm từng thểthơ thơ

Đây là những hình thức biểu hiện cụ thể và xác định của nhịp điệu. Mỗi thể thơ tạo nên một nhịp điệu riêng cho sự quy định về câu, về từ và về vần của thể thơ đó. Trong SGK Tiếng Việt Tiểu học, các dạng thơ khá đa dạng:

- Thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ và 8 chữ… - Thể thất ngôn tứ tuyệt - Thể thất ngôn bát cú - Thể lục bát - Thể song thất lục bát - Thể thơ tự do

Với thể thơ 4 tiếng chúng ta thường ngắt nhịp 2/2 để thể hiện sự nhịp nhàng, đều đều của thể thơ này. Qua xem xét chúng ta thấy những bài thơ 4 tiếng thường mang sắc thái vui vẻ, nhịp nhàng và tốc độ đọc cũng nhanh hơn.

VD: Bài Đàn gà mới nở- của Phạm Hổ, Tiếng Việt 2, tập 1. Chúng ta phải ngắt nhịp 2/2 để thể hiện sự vui mừng, sung sướng, bên cạnh đó tốc độ đọc phải nhanh và giọng đọc hồ hởi hơn:

Con mẹ /đẹp sao Những hòn /tơ nhỏ

Chạy như /lăn tròn Trên sân, /trên cỏ…//

Vườn trưa /gió mát Bướm bay /dập dờn Quanh đôi /chân mẹ Một rừng /chân con. //

Đối với thể thơ lục bát - chiếm số lượng lớn trong chương trình. Mỗi câu thơ có hai dòng, một dòng 6 chữ và một dòng 8 chữ, dòng thơ thứ nhất và dòng thơ thứ hai có mối quan hệ chặt chẽ về mặt nghĩa và ở cuối câu thơ có sự độc lập tương đối về nghĩa. Khi đọc đối với dòng thơ 6 chữ ta thường ngắt nhịp 2/4, đối với dòng 8 chữ ta ngắt nhịp 4/4 và đặc biệt giữa hai dòng trong một câu thơ hoặc giữa các câu thơ có sự hiệp vần cao tạo nên tính nhạc điệu của câu thơ, đồng thời cần chú ý đọc nhấn giọng ở câu thơ đề và đọc nhẹ nhàng ở câu thơ phá đề để thấy được mối quan hệ chặt chẽ của sự gieo vần của câu thơ.

VD: Bài Nhớ Việt Bắc - Tiếng Việt 3, tập 1.

Ta về, /mình có nhớ ta /

Ta về ta nhớ / những hoa cùng người .// Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi / Đèo cao nắng ánh /dao gài thắt lưng.// Ngày xuân / mơ nở trắng rừng / Nhớ người đan nón /chuốt từng sợi dang.//

Ngoài ra, với thể thơ 6 chữ, 7 chữ và 8 chữ (có thể là : thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, hoặc song thất lục bát…) Muốn xác định được cách ngắt nhịp, lên giọng, xuống giọng và đúng nhịp thơ diễn tả đúng ý nghĩa bài thơ phải dựa trên ý nghĩa của từ, cụm từ và dòng thơ, tức là chúng ta phải chú ý đến ngữ pháp của câu mà có cách ngắt nhịp cho phù hợp với từng câu. VD: Ngắt nhịp 2/2/2, nhịp 4/2, nhịp 3/3 hoặc nhịp 3/4, nhịp 4/3, nhịp 4/4, nhịp 3/5… Với bài thơ Vàm Cỏ Đông - Tiếng Việt 3, tập 1. Chúng ta phải ngắt nhịp như sau:

Ở tận sông Hồng, /em có biết /

Quê hương anh /cũng có dòng sông / Anh mãi gọi /với lòng tha thiết: // Vàm Cỏ Đông! //Ơi Vàm Cỏ Đông! //

Cách ngắt nhịp này mới thể hiện một cách rõ nhất tình cảm nhớ thương da diết của tác giả dành cho dòng sông quê hương.

Đối với thể thơ tự do, do không tuân theo một quy tắc nào về câu chữ, luật bằng, trắc… nên khi đọc chúng ta phải căn cứ vào dòng cảm xúc, vào ngữ nghĩa, cấu tứ của cả bài và của câu thơ, dòng thơ…sao cho phù hợp. VD: Bài: Khi mẹ vắng nhà - Trần Đăng Khoa - Tiếng Việt 3, tập 1; khổ thơ cuối rất khó ngắt giọng:

Mẹ bảo em: // Dạo này ngoan thế! // - Không, /mẹ ơi ! //con đã ngoan đâu! // Áo mẹ mưa bạc màu /

Đầu mẹ nắng cháy tóc / Mẹ ngày đêm khó nhọc /

Con chưa ngoan, /chưa ngoan! //

Mỗi câu thơ lại có sự ngắt giọng khác nhau vì vậy cần dựa vào thể thơ, cảm xúc của từng bài, từng câu mà đọc cho hợp lý, nêu bật ý nghĩa mà tác giả muốn nói.

VD: khi dạy bài: Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Tiếng Việt 5, tập 2). GV hỏi HS bài thơ thuộc thể thơ nào? Sau đó yêu cầu các em cho biết với thể thơ đó theo em nên đọc toàn bài với giọng như thế nào? Các em sẽ tự nghiên cứu và tìm ra cách đọc hợp lí cho bài để thể hiện cảm hứng của tác giả trước mùa thu thắng lợi của đất nước giải phóng.

Như vậy, khi dạy học những văn bản thơ người GV cần biết khai thác ở HS khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của câu chữ mà nhà thơ muốn truyền đạt đến người nghe, qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng đọc thơ nói riêng, kĩ năng đọc các thể loại văn bản nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo đăc trưng văn bản cho HS Tiểu học (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w