3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Cũng dựa trên cơ sở lí luận về mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà chương trình và mục tiêu giáo dục trong thời kì mới đặt ra. Xuất phát từ thực trạng GV khi dạy học phân môn Tập đọc gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc chưa biết cách xử lí ra sao để có kết quả cao nhất trong giờ học. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại một số trường Tiểu học trên địa bàn Tỉnh Sơn La để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đề xuất trên.
3.1. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành dạy hai bài thực nghiệm, dưới đây là giáo án cụ thể của từng bài được thiết kế dựa trên việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất.
3.2.1. Bài 1: Tập đọc: Hũ bạc của người cha- (Truyện cổ tích Chăm)- TiếngViệt 3, tập 1. (Tuần học thứ 15) Việt 3, tập 1. (Tuần học thứ 15)
I. Mục tiêu:
1. Luyện đọc thành tiếng
- Luyện đọc đúng các từ, các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của tiếng địa phương: siêng năng, nắm, làng, làm lụng, lửa, ông lão, đi làm,…
- HS biết đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể với lời của nhân vật. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Luyện đọc hiểu
- HS hiểu nghĩa một số từ khó trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,…
- HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
3. Luyện đọc phân vai
HS biết đọc đúng giọng theo vai các nhân vật trong câu chuyện, phân biệt được giọng của người cha, người mẹ, anh con trai.
4. Thái độ
Qua bài học rèn cho các em thái độ biết quý trọng công sức của con người, tự làm ra thành quả lao động bằng đôi bàn tay và khối óc của mình. Từ đó tạo cho các em sự, hứng thú và yêu thích môn Tập đọc.