PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo đăc trưng văn bản cho HS Tiểu học (Trang 63 - 68)

- GV gọi HS nhận xét, bổ xung

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình làm đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

học Tập đọc theo đặc trưng văn bản cho học sinh Tiểu học”, tôi đã tiến hành đọc và nghiên cứu nội dung chương trình Tập đọc nói chung và đi sâu tìm hiểu một số thể loại văn bản nghệ thuật dùng trong chương trình giáo dục Tiểu học nói riêng. Từ những vấn đề lí luận đó tôi đã hệ thống thành những nhiệm vụ căn bản đặt ra cho đề tài, đó là:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học Tập đọc ở trường Tiểu học.

- Đề xuất các biện pháp, các cách dạy học nhằm tích cực khả năng đọc, tiếp thu bài của HS theo đặc trưng một số thể loại văn bản.

- Tiến hành thiết kế giáo án và thể nghiệm dạy học ở một số trường Tiểu học.

Xuất phát từ thực trạng dạy học Tập đọc nói chung và dạy học Tập đọc chú ý đến nét đặc trưng văn bản ở một số trường Tiểu học còn chưa có cách nhìn nhận và đánh giá đúng mức, làm cho chất lượng giờ học chưa cao, chưa đạt mục tiêu như mong đợi và HS ít có hứng thú với môn học. Chúng tôi còn nhận thấy rất nhiều GV đã có ý thức đúng đắn và đánh giá cao việc áp dụng những đặc điểm văn bản vào quá trình dạy học Tập đọc. Tuy nhiên, việc dùng các biện pháp như thế nào để áp dụng vào quá trình dạy học sao cho hợp lí lại là vấn đề hết sức khó khăn. Trên cơ sở đó chúng tôi đã hệ thống và đề ra một cố biện pháp cơ bản nhằm gắn việc khai thác những yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc truyền thụ tri thức, giúp HS tiếp thu tri thức một cách sáng tạo và dễ dàng. Ngược lại, nếu áp dụng các biện pháp dạy học này một cách linh hoạt trong giờ học cũng giúp GV giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong tiết dạy của mình. Đó là các biện pháp:

- Với văn bản thơ, chúng tôi đề xuất những biện pháp: + Dạy đọc thơ truyền cảm theo nhịp điệu

+ Nâng cao hiệu quả đọc thơ của HS dựa vào đặc điểm từng thể thơ

+ Giúp HS cảm nhận được cái hay của bài thơ qua những hình ảnh đặc sắc

- Với văn bản truyện cổ tích, chúng tôi đề xuất những biện pháp:

+ Dạy đọc truyện bám sát vào cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa truyện + Dạy đọc hiểu câu chuyện thông qua một số đặc điểm khác

- Với một số văn bản khác: kịch, miêu tả,… chúng tôi đề xuất các biện pháp: + Dạy đọc dựa vào đặc điểm nghệ thuật của văn bản

Dạy học Tập đọc theo chương trình SGK mới là một vấn đề rộng lớn và có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài và khả năng của bản thân, chúng tôi mới chỉ đề ra một số biện pháp cơ bản, khái quát nhất. Chưa có sự xem xét kĩ lưỡng đến tất cả các thể loại văn bản trong chương trình.

Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để nội dung đề tài thêm đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A- Thành Thị Yên Nữ- Lê Phương Nga- Nguyễn Trí- Cao Đức Tiến (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt- Giáo trình chính thức đào tạo giáo

viên Tiểu học- NXB Giáo Dục

2. Hoàng Hoà Bình (2002), Dạy văn cho HS Tiểu học- NXB Giáo Dục

3. Lê Cận (chủ biên) và nhiều tác giả (2002): Tiếng Việt 5 tập 1+2- NXB Giáo Dục

4. Tạ Đức Hiền- Phạm Minh Tú- Nguyễn Việt Nga (2006), Nâng cao Tiếng Việt 5 NXB Hà Nội

5. Nguyễn Sinh Huy ( 1997), Giáo trình tâm lý học Tiểu học, nxb giáo Dục 6. Lê Phương Nga- Đặng Kim Nga (2007): Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học- Tài liệu Đào tạo giáo viên- NXB Giáo Dục

7. Lê Phương Nga- Nguyễn Trí (2002), Phương pháp dạy học Tiếng Việt

NXBĐHSP

8. Trần Đức Niềm - Lê Thị Nguyên - Ngô Lê Hương Giang ( 2006), Tiếng Việt nâng cao Tiểu học 5 NXB ĐHQG TP HCM

9. Nguyễn Quang Ninh (2008) Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tiểu học theo chương trình SGK mới- NXB Giáo Dục

10. Đinh Thị Oanh - Vũ Thị Kim Dung - Phạm Thị Thanh ( 2006) Tiếng Việt và phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – NXB Giáo Dục

11. Trần Thị Minh Phương- Nguyễn Đắc Diệu Lam (2006): Dạy lớp 1, 2, 3 theo chương trình Tiểu học mới- NXB Giáo Dục

12. Nguyễn Minh Thiết (chủ biên) và nhiều tác giả (2002), Tiếng Việt 3, Tiếng Việt 2 tập 1+2- NXB Giáo Dục

13. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới- NXB Giáo Dục

14. Vũ Khắc Tuân (2003): Bồi dưỡng văn- Tiếng Việt 5- tập 1- NXB ĐH Quốc Gia TPHCM

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo đăc trưng văn bản cho HS Tiểu học (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w