- GV gọi HS nhận xét, bổ xung
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
phiếu bài tập:
Mùa thu nay / khác rồi
Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi Gió thổi rừng tre / phấp phới
Trời thu / thay áo mới
Trong biếc / nói cười thiết tha. //
Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát
Những dòng sông / đỏ nặng phù sa. // - HS đọc
- HS nhận xét, bổ xung
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên thi đọc
- 5 HS đọc thuộc lòng nối tiếp
- 3- 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Một bạn nhắc lại ý nghĩa của bài thơ cho cô.
- GV yêu cầu: Dựa vào tranh minh hoạ và bài thơ em hãy tả lại cảnh đất nước tự do bằng lời của mình - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, động viên các em còn yếu cố gắng hơn, phê bình các em chưa chú ý trong giờ. - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại
- HS tả theo ý hiểu của mình
- HS lắng nghe.
3.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM
Bài thực nghiệm Hũ bạc của người cha- Tiếng Việt 3, tập 1 (Tuần 15). Dạy ngày 02/01/2008, tiết1 lớp 3A1, tiết 2 lớp 3A2.
Bài thực nghiệm Đất nước- Tiếng Việt 5, tập 2 (Tuần 27). Dạy ngày 27/03/2008, tiết 1 lớp 5A1, tiết 2 lớp 5A2.
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM3.4.1. Đối tượng thực nghiệm. 3.4.1. Đối tượng thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai khối lớp, đó là khối lớp 3 và lớp 5, trường Tiểu học thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Bảng 1: Đối tượng thực nghiệm lớp 3A1 và 3A2 Tiểu học thị trấn Thuận Châu – Sơn La
Lớp Tổng số
Nam Nữ Kinh Thiểu số Giỏi Khá Trung bình Yếu Thực nghiệm 3A2 30 14 16 24 6 8 15 5 2 Đối chứng 3A1 30 15 15 24 6 9 12 6 3
Bảng 2: Đối tượng thực nghiệm lớp 5A1 và 5A2 Tiểu học thị trấn Thuận Châu – Sơn La Lớp Tổng số Nam Nữ Dân tộc Học lực Kinh Thiểu số Giỏi Khá Trung bình Yếu Thực nghiệm 5A2 31 16 15 20 11 8 15 6 2 Đối chứng 5A1 31 15 16 21 10 8 13 7 3
Dựa vào hai bảng thống kê trên, chúng ta thấy rằng số con em dân tộc Kinh chiếm một số lượng lớn, đa số gia đình các em là con cán bộ công chức nhà nước tập trung là con em cán bộ công tác trên địa bàn thị trấn Thuận Châu, một số ít gia đình là buôn bán, nghề tự do. Các em HS dân tộc thiểu số ( Thái, Mèo,…) thì chủ yếu là con em các gia đình cán bộ, kinh doanh sống xung quanh thị trấn. Hầu hết các em đều được quan tâm chu đáo của gia đình và nhà trường.Vì vậy mà chất lượng học tập của các em tương đối cao: Đa số HS của hai khối lớp 5 và lớp 3 đều là HS khá, giỏi; HS trung bình, yếu chiếm tỷ lệ nhỏ. Chất lượng đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng nhìn chung có sự cân đối, đều nhau.
Dựa vào đó chúng tôi đã tiến hành soạn giáo án thực nghiệm trên cơ sở các đề xuất của đề tài và giáo án đối chứng với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động truyền thống.
Sau khi dạy chúng tôi cho HS làm phiếu bài tập kiểm tra chất lượng giống nhau dành cho cả hai lớp, chấm điểm và so sánh kết quả sau khi sử lý số liệu.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được tính dựa trên số điểm mà HS đạt được sau khi làm phiếu bài tập, cụ thể như sau:
Bảng 3: Bảng đánh giá kết quả chất lượng của khối lớp 3
Lớp / Xếp loại
Số bài / Phần trăm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thực nghiệm 3A2 9 30 15 50 5 16,5 1 3,5 Đối chứng 3A1 8 26,5 13 43,5 7 23,5 2 6,5
Bảng 4: Bảng đánh giá kết quả chất lượng của khối lớp 5
Lớp / Xếp loại
Số bài / Phần trăm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thực nghiệm 5A2 10 32 14 45 6 19,5 1 3,5 Đối chứng 5A1 9 29 12 39 7 22,5 3 9,5 Từ kết quả thực nghiệm, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng nhờ có sự áp dụng một số biện pháp dạy học tích cực dựa vào đặc trưng từng thể loại văn học mà chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt.
Ở cả hai khối lớp, tỷ lệ HS giỏi đã có sự chênh lệch đáng kể; ở khối lớp 3, lớp 3A1 chiếm 26,5% và lớp thực nghiệm 3A2 là 30% (Chênh nhau 3,5%). Ở khối lớp 5, lớp 5A1 chiếm 29% và lớp thực nghiệm 5A2 là 32% (Chênh nhau 3%). Sự chênh lệch đó thể hiện rõ hiệu quả hơn hẳn của các biện pháp dạy học tích cực. Điều này thể hiện rõ nhất sau mỗi bài kiểm tra, hầu hết các em đạt điểm giỏi là những HS có sự hiểu biết, phân tích nội dung, nghệ thuật bài đọc một cách khá tốt.
Đáng nói hơn là ở số HS đạt loại khá chiếm số lượng lớn 50% (Với lớp 3), 45% (Với lớp 5), đều chiếm gần một nửa lớp. Các em này đã biết đọc tốt, hiểu bài, vận dụng và khả năng tiếp thu khá chắc chắn. Trong quá trình học tập, các em đã được làm việc theo nhóm với phiếu bài tập nên đã nắm chắc kiến thức, làm chủ nội dung mình khai thác.
Ngược lại, số lượng HS đạt loại trung bình và yếu giảm rõ rệt, đặc biệt là HS yếu ở lớp thực nghiệm đều giảm, chỉ còn 1 em.
Sau khi học song bài tập đọc các em có thể kể ngay lại câu chuyện cổ tích mình vừa học theo hình thức phân vai, hay theo lời kể của mình (Bài Hũ bạc của người cha). Ở bài: Đất nước sau khi học bài thơ một số em không chỉ nắm chắc nội dung bài còn biết tả lại cảnh đất nước bằng lời kể của mình. Một số biện pháp như: giúp các em tự phát hiện ra giọng đọc của từng nhân vật, tìm ra những hình ảnh thơ đặc sắc,… đã giúp các em đọc bài tốt hơn, cảm thụ được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của bài một cách sáng tạo nhất.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc dựa vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, về phía GV, về phía HS và là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Các biện pháp đề xuất ở trên cũng như quá trình thực nghiệm mới chỉ là bước đầu tìm hiểu, khám phá, tập dượt trong công tác nghiên cứu.
Hi vọng đó sẽ là những ý kiến tham khảo cho các bạn sinh viên , các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy phân môn Tập đọc, nhằm nâng cao chất lượng môn học nói riêng, chất lượng Tiểu học nói chung.