Dạy đọc truyện bám sát vào cốt truyện, nhân vật và ý nghĩa câu truyện

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo đăc trưng văn bản cho HS Tiểu học (Trang 35 - 38)

Truyện cổ tích có một vị trí rất lớn trong đời sống của các em HS Tiểu học. Ở cấp học này, bên cạnh truyện cổ tích dân gian (về thú vật và đời sống trẻ em), HS còn được đọc các truyện cổ tích do các nhà văn viết lại. Giá trị giáo dục của truyện cổ tích rất lớn: giáo dục tính khiêm tốn, lòng hào hiệp, phép lễ độ; cười giễu những thói hư tật xấu; nói lên sự thông thái của nhân dân,… Chúng ta cần xem xét sự khác biệt giữa truyện cổ tích với thơ ở một số đặc trưng đó là: cốt truyện, nhân vật, lời kể, diễn biến, tình tiết truyện… Khi dạy Tập đọc với những bài là những câu truyện cổ tích GV phải chú ý khai thác những đặc trưng này để giúp cho quá trình học của các em.

2.2.1. Dạy đọc truyện bám sát vào cốt truyện, nhân vật và ý nghĩa câutruyện truyện

Nói đến truyện, trước hết cần phải nói đến cốt truyện. Đó là một hệ thống các biến cố tạo thành bộ khung quan trọng nhất trong nội dung truyện. Cốt truyện được sắp xếp khéo léo, hợp lí sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với người nghe, người đọc. Khi dạy học, người GV cần phải nắm rõ cốt truyện, vì nội dung cốt truyện là yếu tố sẽ chi phối toàn bộ quá trình dạy bài Tập đọc, từ đọc thành

tiếng, đọc hiểu đến tìm hiểu nội dung câu chuyện, rút ra ý nghĩa và bài học giáo dục.

Cốt truyện là cơ sở cho quá trình khai thác truyện của GV, nó bao quát toàn bộ quá trình phát triển, diễn biến, các sự kiện và kết thúc câu chuyện. GV nắm được cốt truyện sẽ bao quát được quá trình dạy học của mình. Từ cốt truyện đó GV nắm được đâu là nội dung chính, đoạn nào cần quan tâm, chú ý hơn cả. Từ đó GV định hướng cho các em cách đọc, cách tìm hiểu từ khó, từ nhiều nghĩa, từ trọng tâm trong câu chuyện. Định hướng cho các em cách đọc đúng những đoạn quan trọng cũng như toàn bộ câu truyện.

Vì những câu chuyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thường ngắn và đơn giản, cấu trúc phù hợp với tư duy của trẻ lứa tuổi này nên việc nắm rõ cốt truyện của GV là vô cùng cần thiết, nó cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung, tri thức ở HS. Các em phải khái quát được toàn bộ nội dung câu chuyện- đây là bước quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài học rút ra từ câu chuyện ở các em. Nắm được cốt truyện sẽ giúp các em thêm yêu thích câu chuyện, các em có thái độ rõ ràng: yêu hay ghét, đồng tình hay phản đối và từ đó biết cách đọc nhấn giọng hay xuống giọng tại mỗi đoạn, mỗi lời nhân vật theo cốt truyện.

VD: Khi dạy bài Tập đọc Cậu bé thông minh- Tiếng Việt 3, tập 1. Truyện kể về một cậu bé rất thông minh, em đã dùng trí thông minh của mình cứu dân làng khỏi lệnh vô lí của vua đó là: “mỗi làng trong vùng nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.” Khi GV giúp HS nắm được cốt truyện thì sẽ rất dễ khai thác ở các em những nội dung, tình tiết của câu chuyện và qua đó các em sẽ làm chủ được giọng đọc của mình.

Bên cạnh đó, nhân vật cũng là yếu tố không thể thiếu. Nhân vật có thể là người hoặc cũng có thể là các đối tượng khác được nhân cách hoá để có những suy nghĩ, tư tưởng và hành động như con người. Nhân vật có mối quan hệ khăng khít với cốt truyện. Có thể coi cốt truyện là “cuộc đời của các nhân vật”, là yếu tố nhằm thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất về nhân vật. Trong truyện, mỗi nhân vật

có một diện mạo riêng, một tính cách riêng và vì thế cũng có một cuộc đời riêng. Tập hợp tất cả các cuộc đời riêng đó tạo thành cuộc đời chung của các nhân vật trong tác phẩm. Như vậy rõ ràng là nói đến truyện không thể không nói đến nhân vật.

Trong quá trình dạy học GV cần tiến hành tổ chức cho các em nắm được các nhân vật, tuyến nhân vật, tính cách của từng nhân vật và rút ra những nhận xét theo chuẩn mực hành vi đạo đức, bằng cách sau:

* GV tổ chức cho các em làm việc theo nhóm và liệt kê các nhân vật trong truyện.

VD: Khi GV dạy bài Hũ bạc của người cha- Tiếng Việt 3, tập 1: GV tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 3 hoặc nhóm 5 để liệt kê các nhân vật trong truyện, đó là: nhân vật người cha nông dân chăm chỉ, nhân vật người mẹ thương con và nhân vật người con trai ngại lao động. Việc liệt kê này giúp các em hệ thống một cách tốt nhất toàn bộ câu chuyện.

* GV yêu cầu các nhóm nhận xét về tính cách của các nhân vật và sắp xếp thành các nhóm cơ bản: nhóm những nhân vật tốt, nhân vật tích cực; nhóm những nhân vật xấu, nhân vật tiêu cực. Từ đó các em sẽ nắm được cách đọc phù hợp với từng vai nhân vật. Với vai nhân vật ác (mụ dì ghẻ tham lam, diêm vương hung dữ, những kẻ bủn xỉn,…) các em biết đọc với giọng cao và diễn tả sự độc ác, tham lam. Với vai nhân vật tốt (người nông dân hiền lành, người mẹ nhân từ, ông bụt hay bà tiên hiền lành,…) các em biết đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm, diễn tả thái độ và hành động lương thiện của nhân vật một cách phù hợp. Những điều đó sẽ giúp cho quá trình đọc diễn cảm đạt kết quả cao nhất.

* GV cho các em trả lời các câu hỏi xoay quanh nhân vật, qua đó nhằm khai thác nội dung câu chuyện một cách tốt nhất. Từ đó rút ra ý nghĩa của câu chuyện. Ý nghĩa ở đây có thể là kinh nghiệm sống, một kinh nghiệm xử thế hoặc một triết lí về đạo đức, một tư tưởng, tình cảm cao đẹp toát lên từ nội dung câu chuyện được kể.

Như vậy, việc nắm được cốt truyện là cơ sở giúp các em có khả năng đọc tốt câu chuyện, làm chủ giọng đọc của mình và đặc biệt giúp các em thể hiện được cảm xúc của mình đối với nội dung bài học qua cách đọc. Bên cạnh đó, hệ thống nhân vật cũng là yếu tố đáng quan tâm trong quá trình dạy học, giúp các em hệ thống lại toàn bộ truyện và nắm được giọng đọc cho từng nhân vật cũng như bộc lộ tình cảm với câu chuyện theo nhân vật.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo đăc trưng văn bản cho HS Tiểu học (Trang 35 - 38)