III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
3. Dạy học bài mới (33 phút)
3.1. Giới thiệu bài (1 phút)
- GV cho HS quan sát tranh được phóng to và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu: trong giờ Tập đọc này các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ tích: Hũ bạc của người cha. Đây là câu chuyện cổ của người Chăm, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ nước ta. Câu chuyện cho các em thấy sự quí giá của bàn tay và sức lao động của con người. Các em mở SGK trang 121, chúng ta học bài: Hũ bạc của người cha
- GV ghi tên bài lên bảng. 3.2. Hướng dẫn luyện đọc a) GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, cuốn hút, ngắt nghỉ đúng chỗ
- GV: yêu cầu HS nhận xét về giọng đọc, cách đọc chung của câu chuyện
theo ý của mình - HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS: bức tranh vẽ cảnh người cha đang trao cho người con hũ bạc và người con nâng niu đón nhận.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc tên bài
- HS lắng nghe GV đọc mẫu
- Giọng đọc của bài chậm rãi, nhẹ nhàng, chú ý giọng của từng nhân
và cho biết cách đọc đúng cho từng nhân vật?
- GV nhắc lại HS về cách đọc phù hợp với từng nhân vật
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau từng câu
- GV cho HS làm việc theo nhóm thảo luận tìm ra từ khó phát âm và các từ khó hiểu nghĩa và nêu ý nghĩa của các từ đó theo ý hiểu của mình
vật:
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc. - HS lắng nghe
- HS cả lớp đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài
- HS làm việc theo nhóm 5 rồi từng nhóm báo cáo kết quả:
+ Những từ khó phát âm là: siêng năng, nắm, làng, làm lụng, lửa, ông lão, đi làm,…
+ Các từ khó là:
• Người Chăm: là một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ
• Hũ: là đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật.
- GV gọi HS đọc các từ khó đọc theo cá nhân, nhóm, cả lớp
- GV yêu cầu HS đặt câu với các từ vừa giải nghĩa
* Luyện đọc từng đoạn: GV yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
- GV theo dõi HS đọc bài, chỉnh sửa lỗi, ngắt giọng cho HS
* Luyện đọc theo nhóm
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm, gọi 2- 3 nhóm lên đọc trước lớp
- GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp đoạn: mỗi nhóm cử một bạn đọc - GV theo dõi chỉnh sửa cho HS
muốn để người khác biết
• Thản nhiên: làm như không có việc gì xảy ra
• Dành dụm: góp từng tý một để dành
- HS đọc
- HS đặt câu tuỳ theo khả năng và hiểu biết của mình.
- 5 HS đọc bài theo yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV, chú ý ở các câu khó đọc:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy con kiếm nổi bát cơm. //
- Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra. // Có làm lụng vất vả, / người ta mới biết quý đồng tiền. // - Nếu con lười biếng, / dù cha cho một trăm hũ bạc / cũng không đủ. // Hũ bạc tiêu không bao giờ hết / chính là hai bàn tay con. //
- Một số nhóm lên đọc bài
- 5 HS đại diện cho 5 nhóm lên thi đọc
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi một HS đọc toàn bài trước lớp
- GV phát phiếu học tập cho HS trả lời một số câu hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Ông lão là người như thế nào?
+ Ông lão buồn vì điều gì?
+ Ông lão muốn con trai thành người như thế nào?
- GV gọi một số em báo cáo kết quả - GV hỏi: Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con mang tiền về người cha đã làm gì và vì sao ông làm thế?
- GV gọi HS khác bổ sung, nhận xét - GV: Đúng rồi các em ạ và người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền. Muốn biết người con sẽ làm gì cô mời cả lớp đọc đoạn 3, 4, 5
- GV: “Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì? Vì sao?”
- Một HS đọc, cả lớp cùng theo dõi
- HS làm việc và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập:
+ Câu chuyện có 3 nhân vật: ông bố, bà mẹ và cậu con trai
+ Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ
+ Ông lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng
+ Ông muốn con trai thành người chăm chỉ, biết tự làm ra cơm để ăn - HS báo cáo kết quả
- HS: người cha đã ném tiền xuống ao, để thử xem đó có phải là tiền anh làm ra không.
- HS nhận xét - 1 HS đọc
- HS trả lời: Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra. Hành động đó
- GV giảng: Nhìn thấy hành động của con ông lão đã cười chảy nước mắt khi thấy con biết quý trọng đồng tiền và sức lao động.
- Dựa vào các tình tiết trong chuyện các em hãy làm việc cặp đôi tìm những câu văn nói lên ý nghĩa của chuyện?
- Vậy ai rút ra ý nghĩa của câu chuyện?
- GV nhận xét, khen ngợi HS. 3.4. Luyện đọc lại bài
- GV gọi HS đọc lại toàn bài một lần
- GV: cho HS làm việc theo nhóm 4, đọc theo hình thức phân vai
- GV gọi một vài nhóm lên đọc
- GV theo dõi, nhắc nhở cách đọc cho HS
- GV tổ chức cho một số nhóm thi
cho thấy vì anh đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó. - HS lắng nghe
- HS làm việc và một số nhóm lên báo cáo: “Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.”
- HS tự do phát biểu ý kiến theo ý hiểu của mình.
- Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải không bao giờ cạn.
- 1 HS đọc bài
- 4 HS một nhóm luyện đọc mỗi em một vai: vai người cha, vai người mẹ, vai anh con trai và vai người dẫn chuyện.
- Các nhóm đọc
đọc phân vai.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.