loại
Muốn cho HS lĩnh hội được đầy đủ các kiến thức, nội dung câu chuyện thì phải tái hiện một cách rõ ràng trong ý thức của các em những nét đặc sắc của hình tượng nghệ thuật, về các yếu tố khác ngoài cốt truyện, nhân vật, để tạo nên một câu chuyện cổ tích có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình giáo dục. Đó là các yếu tố về vai và ngôi kể, từ ngữ tạo nên ý nghĩa sắc thái câu chuyện, các đặc trưng riêng, các khái niệm cơ bản của truyện cổ tích,…
Để nắm được các yếu tố trên người GV cần tiến hành lần lượt một số biện pháp sau:
* Trước tiên GV cần có sự chuẩn bị cho các em những hiểu biết sơ giản nhất về câu chuyện mà các em sắp học bằng kinh nghiệm của mình, GV tạo ra một tiền đề tâm lí thuận lợi cho việc đi sâu vào nhận thức nội dung câu chuyện ở HS. Cụ thể, GV cần lưu ý về mở đầu và kết thúc của các câu chuyện cổ tích. GV cần giải thích rõ cho các em vì sao lại xuất hiện những cách kể, cách diễn đạt đầu câu chuyện theo môtíp rất quen thuộc: “Ngày xửa, ngày xưa”, “Ở một làng kia”, “Ngày xưa”, “Ngày xưa, đã lâu lắm rồi”,… Cách diễn đạt đó khẳng định đây là những câu chuyện tưởng tượng, đã thuộc về quá khứ, không xác định được tên đất, tên làng, mốc thời gian cụ thể. Tính hư cấu của những câu chuyện cổ tích này sẽ hấp dẫn trẻ, nó giúp các em sống trong một thế giới tốt đẹp, biết mơ ước đến sự tốt lành, những người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu sẽ bị trừng trị. Vì vậy, khi đọc người GV cần chú ý nhấn giọng phù hợp giúp khơi gợi
trong các em trí tưởng tượng và nhập tâm vào câu chuyện, tạo nên hiệu quả cho giờ học Tập đọc.
* GV tổ chức cho các em kể lại câu chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình. Đây là yêu cầu cao đối với HS, các em chỉ có thể kể lại được câu chuyện khi nắm rõ nội dung toàn bộ truyện, nắm rõ diễn biến các tình tiết một cách cụ thể. Đó cũng là một biện pháp mà GV dùng để khai thác nội dung bài học. GV đã đặt các em vào tình huống để các em bộc lộ cảm nhận, suy nghĩ để đi đến hành động cụ thể. Như vậy nó giúp HS xác định được sự thay đổi giọng đọc phù hợp, làm chủ giọng đọc của toàn bài. Suy cho cùng nó cũng là bước giúp các em hiểu được câu chuyện một cách thấu đáo và vận dụng vào cuộc sống sinh động bên ngoài, vào tư tưởng, tình cảm và sự nhạy cảm của trẻ thơ.
Trên đây là những biện pháp cơ bản nhất áp dụng vào quá trình dạy học Tập đọc với văn bản là các câu truyện cổ tích nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. Tuy nhiên, các biện pháp này thu được kết quả như thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà GV áp dụng trong toàn bộ quá trình dạy học với từng đối tượng HS khác nhau.