HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 3 HS lên bảng đọc 3 đoạn của bài “Tranh làng Hồ” rồi trả lời các câu hỏi:
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam? + Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả
Cả lớp hát
- Cả lớp đọc thầm, 3 HS đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi
+ Một số bức tranh: tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ
+ Vì các tác giả đã mang vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi
lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm, khen ngợi HS.
3. Dạy học bài mới (33 phút)
3.1. Giới thiệu bài (1 phút)
- GV treo tranh minh họa bài Tập đọc và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh?
- GV giới thiệu: Bức tranh gợi cho ta nghĩ đến cuộc sống vui vẻ, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng chính là niềm vui, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi đất nước toàn thắng. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hơn về cảm xúc này của tác giả.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 94, học bài: Đất nước
- GV ghi tên bài lên bảng 3.2. Hướng dẫn luyện đọc. a) GV đọc mẫu:
- Bức tranh vẽ cảnh phố phường Hà Nội trong màu vàng của mùa thu ấm áp sau chiến thắng lẫy lừng của quân dân cả nước
- Cảnh vật trong tranh rất sống động, vui tươi. Màu vàng, màu xanh của bức tranh tạo nên sự giàu có, ấm cúng.
- HS lắng nghe
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, hướng dẫn cách đọc: bài này chúng ta đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ngợi ca, tự hào về đất nước.
+ Khổ 1, 2: đọc với giọng trầm lắng, tha thiết, bâng khuâng
+ Khổ 3, 4: đọc với giọng nhanh, vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào + Khổ 5: đọc với giọng chậm rãi, chứa chan thành kính
-Ai cho cô biết bài thơ này chia làm mấy đoạn?
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn: - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- GV theo dõi HS đọc và chỉnh sửa từng lỗi phát âm mà các em mắc phải, cho các em đọc lại đến khi đọc đúng, chú ý các từ khó đọc:
mát trong, trong lòng, hơi may, ngoảnh lại, thềm nắng, phấp phới, rì rầm,…
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- HS cả lớp theo dõi GV đọc bài và đọc thầm theo.
- Chia làm 5 đoạn
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu 1, mỗi HS đọc 1 dòng thơ
- HS sửa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc 2 khổ đầu của bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS ngắt giọng đúng
- GV gọi HS đọc chú giải * Luyện đọc theo cặp
- GV cho HS làm việc theo cặp luyện đọc toàn bài
- GV gọi một vài cặp đọc trước lớp
- Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét, nhắc nhở HS * Luyện đọc cá nhân
- GV: Để đọc bài được tốt hơn chúng ta cùng đi luyện đọc cả bài. GV gọi một HS đọc toàn bài
- GV gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét, nhắc nhở HS 3.3. Tìm hiểu bài - Chúng ta cùng sang phần tìm - HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc ngắt giọng đúng:
Sáng mát trong / như sáng năm xưa // Gió thổi mùa thu / hương cốm mới // Tôi nhớ những ngày thu / đã xa. //
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội // Những phố dài / xao xác hơi may // Người ra đi / đầu không ngoảnh lại // Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy. //
- HS đọc chú giải - HS làm việc theo cặp (2 HS cùng bàn đọc từng khổ thơ) - Các cặp đọc - HS nhận xét - 3 - 5 HS đọc bài - HS nhận xét - HS lắng nghe
hiểu bài để các em hiểu được nội dung chính của bài
- Để biết được mùa thu Hà Nội đẹp như thế nào cô mời 1 bạn đọc cho cô khổ 1, 2
- GV hỏi: “Những ngày thu đã xa” được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV giảng: Đây là những câu thơ viết về mùa thu Hà Nội năm 1946. Năm những người con của Thủ Đô từ biệt Hà Nội đi kháng chiến, để lại phố phường trong tay giặc, tâm trạng của họ rất lưu luyến, ngậm ngùi. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại mà vẫn thấy thềm nắng sau lưng lá rơi đầy.
- GV: Em hãy cho biết câu thơ nào trong khổ 1,2 mang hình ảnh đặc sắc diễn tả tâm trạng lưu luyến của người dân Thủ Đô không muốn rời xa Hà Nội? Qua đó em có cảm nghĩ gì?
- GV: Yêu cầu HS làm việc theo cặp các em đọc thầm khổ thơ thứ 3, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS trả lời: Sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới, những ngày thu đã xa, sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại
- HS nhận xét - HS lắng nghe
- HS trả lời, câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Phát biểu cảm nghĩ theo ý hiểu
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả như thế nào?
+ Tác giả đã dùng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến?
- GV cho các cặp lên báo cáo, gọi các cặp khác nhận xét
- GV nhận xét tổng kết
- GV yêu cầu 1 HS đọc khổ 4,5 và hỏi: Lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào?