Những rủi ro tiềm tàng

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ quy trình bán hàng thu tiền của công ty cổ phần soya garden (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Những rủi ro tiềm tàng

Trong quá trình xử lý nghiệp vụ bán hàng và thu tiền, bộ phận kiềm tra cần phải chú ý các rủi ro như: Rủi ro về đơn đặt hàng; Rủi ro về bán chịu; Rủi ro giao hàng; Rủi ro lập hoá đơn; Rủi ro thu tiền mặt. Có thể kể đến một số ví dụ như:

- Hạch toán trùng doanh thu, ghi khống các khoản doanh thu nhằm đạt kế hoạch doanh thu bán hàng.

- Bộ phận hoặc cá nhân không có phận sự, không có nhiệm vụ lại nhận đơn đặt hàng.

- Nhân viên bán hàng sai quy cách, phẩm chất đã được yêu cầu bởi người mua.

- Công ty có thế giao hàng không đúng địa điểm, không đúng khách hàng.

- Nhân viên lập hoá đơn có thể quên lập một số hóa đơn hàng hoá đã giao, lập sai hoá đơn, lập một hoá đơn thành nhiều lần hoặc lập hóa đơn khống khi thực tế không giao hàng.

- Không kiểm tra lại đối tượng công nợ nên chính sách bán hàng cho các đối tượng có độ tín nhiệm thấp giống như khách hàng khác.

- Kế toán có thể không ghi hoặc ghi chậm số tiền khách hàng thanh toán, ghi sai khách hàng thanh toán.

Do đó, để hạn chế tối đa các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra và tránh thất thoát tài sản của đơn vị, việc xây dựng một HTKSNB hiệu lực, hiệu quả là điều hoàn toàn cần thiết. Với bất kỳ hoạt động trong chu trình bán hàng - thu tiền nếu không được xem xét một cách kỹ lưỡng đểu có thể trở thành lỗ hổng cho các cá nhân có thể trục lợi được. Một hệ thống kiếm soát hiệu lực, hiệu quả là một thước đo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nâng cao chiến lược phát triển cho chính doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ quy trình bán hàng thu tiền của công ty cổ phần soya garden (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)