Đặc điểm và vai trò của đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu của luận án

2.1.3. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ công chức cấp xã

2.1.3.1. Đặc điểm của đội ngũ công chức cấp xã

Công chức nói chung và công chức cấp xã được hình thành, phát triển gắn liền với quá trình cách mạng nước ta qua các thời kỳ khác nhau. Cán bộ công chức cấp xã là một bộ phận của đội ngũ cán bộ công chức nên cũng được hình thành từ việc

1 Quyết định số 414/TCCPV-VC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban TC-CB Chính phủ

bầu cử và tuyển dụng và có những đặc điểm cơ bản giống với đội ngũ cán bộ công chức khác, cụ thể là:

- Công chức là nhân tố hàng đầu của tổ chức bộ máy nhà nước, của nền hành chính và là nhân tố "động nhất" của tổ chức. Họ là người lập ra tổ chức và quản lý điều hành bộ máy tổ chức, song đến lượt mình cán bộ, công chức lại chịu sự điều chỉnh và ràng buộc của tổ chức. Người cán bộ, công chức chỉ được hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định - nhất là trong Nhà nước pháp quyền - thì công chức chỉ được phép làm những việc do pháp luật quy định. Do đó, cán bộ - công chức chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức và nhân dân, nếu tách khỏi tổ chức thì sức mạnh quyền lực và hiệu lực thực thi công vụ của cán bộ - công chức không còn nữa.

- Công chức khác với lực lượng lao động khác ở chỗ công chức mang tính Đảng, tính giai cấp rõ rệt và sản phẩm của họ là các quyết định quản lý, các chính sách,...

- Công chức là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức là những người được trao quyền lực để thực thi công vụ. Trong nhà nước pháp quyền, công chức và đội ngũ cán bộ công chức là lực lượng lao động nòng cốt có vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý công việc nhà nước. Họ có vai trò to lớn trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nhiệm vụ trực tiếp của họ là thực thi công vụ, thực thi pháp luật, thực thi quyền lực nhà nước. Đồng thời chính họ đóng vai trò tham mưu, xây dựng hệ thống pháp luật từng bước hoàn chỉnh làm công cụ quản lý xã hội bằng pháp luật và chủ yếu bằng pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

- Công chức chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, có thể bị nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bãi miễn nếu không đáp ứng được yêu cầu mà nhà nước đặt ra.

Bên cạnh những đặc điểm chung giống như các cán bộ công chức khác, do đặc thù hoạt động của đội ngũ công chức cấp xã là trực tiếp làm việc với nhân dân, trực tiếp thi hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn đời sống xã hội nên đội ngũ công chức cấp xã cũng có những đặc thù riêng, đó là:

- Hầu hết đội ngũ công chức cấp xã, phường, thị trấn đều là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng. Công chức cấp xã là những xuất phát từ cơ sở (người địa phương), họ vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý

nhà nước, giải quyết các công việc của Nhà nước. Do đó, xét ở khía cạnh nào đó, Công chức cấp xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục, tập quán làng quê, những nét văn hóa, bản sắc đặc thù của địa phương, của dòng họ.

- Tính ổn định, liên tục công tác của công chức cấp xã không giống như công chức cấp huyện trở lên đến trung ương. Cán bộ chủ chốt được bầu cử ở cấp xã như tổ chức Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ nếu không trúng cử thì việc sắp xếp bố trí công tác về cơ bản không giống như CBCC khác. Cũng chính vì thế, khi được bầu cử giữ chức danh chủ chốt theo nhiệm kỳ, số cán bộ này được xác định là cán bộ chuyên trách và được hưởng lương như công chức, khi hết nhiệm kỳ, thôi không đảm nhiệm chức danh chủ chốt, số cán bộ đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và kinh nghiệm được bố trí vào các vị trí khác, được chuyển theo chế độ công chức, số còn lại do không đủ tiêu chuẩn thì đương nhiên thôi không là cán bộ chuyên trách và không còn được hưởng chế độ như công chức nữa.

- Hoạt động công vụ của công chức là cấp xã là một hoạt động đa dạng, phức tạp và đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp do đó trong đội ngũ cán bộ cần có một bộ phận cần phải chuyên sâu, chuyên nghiệp cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phần lớn CBCC cấp xã có tính chuyên môn hóa thấp, kiêm nhiệm nhiều.

- CBCC cấp xã cả nước hiện nay rất đông, tuy nhiên về chất lượng còn yếu, độ tuổi tương đối cao. Hơn nữa, hiện nay trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở chính quyền cơ sở. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công việc của đội ngũ CBCC cấp xã còn thấp.

2.1.3.2. Vai trò của đội ngũ công chức cấp xã

V.I Lê nin đã từng khẳng định cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Khi giành được chính quyền, xây dựng nhà nước công nông đầu tiên Người chỉ ra nhiệm vụ phải "nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là nhiệm vụ then chốt, nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn".

Xuất phát từ quan điểm trên, trong tiến trình cách mạng giành chính quyền, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, Đảng, Bác Hồ đã coi "Cán bộ là gốc của mọi công việc", "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". [2, tr 273]

Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ cách mạng với đội ngũ cán bộ - công chức là quan hệ hữu cơ. Đội ngũ cán bộ - công chức có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể đề ra đường lối đúng đắn và thực hiện tốt đường lối đó trong thực tế.

Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, có vị trí, vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cán bộ công chức cấp xã tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng nhân dân, tạo lên một hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Như vậy, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay không tùy thuộc vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng có vai trò quan trọng trong đảm bảo trật tự, kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp luật và công lý, bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Họ cũng là những người đóng vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh với các hiện tượng quan liêu, hành vi tham nhũng, cửa quyền, tiêu cực khác làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có số lượng lớn và vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Bởi họ Là những người trực tiếp gắn bó với địa phương, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương đồng thời là người đại diện cho nhân dân trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ lãnh đạo để đưa ra quyết định quản lý khoa học, đúng đắn.

- Là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ công chức cấp xã là người đại diện cho nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức trách và thẩm quyền được giao. Hơn nữa, cán bộ, công chức cấp xã cũng là người trực tiếp hòa giải những xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, thực hiện hóa quyền làm

chủ cơ sở của người dân. Vì vậy, trình độ và phẩm chất của đội ngũ này có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành liên tục và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Thực tế cho thấy: Nơi nào quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì nơi ấy tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế văn hóa phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai có hiệu quả. Ngược lại, ở đâu đội ngũ cán bộ công chức cấp xã không được quan tâm để cho tinh trạng tham nhũng, cửa quyền, hách dịch diễn ra thì nơi đó tình hình địa phương gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

- Trong nhà nước pháp quyền, công chức và đội ngũ cán bộ công chức là lực lượng lao động nòng cốt có vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý công việc nhà nước. Họ có vai trò to lớn trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nhiệm vụ trực tiếp của họ là thực thi công vụ, thực thi pháp luật, thực thi quyền lực nhà nước. Trong đó, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị cấp xã, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực của địa phương, xây dựng chính quyền địa phương và động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu về KT-XH, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cơ sở.

Do đó, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền cơ sở theo nguyên tắc dân chủ - pháp quyền trong hoạt động công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước cấp xã xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ - công chức nói cấp xã.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w