Quy định pháp lý đối với đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu của luận án

2.4.2. Quy định pháp lý đối với đội ngũ công chức cấp xã

Để quản lý đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, mỗi nước sẽ xây dựng hành lang pháp lý để việc quản lý được hiệu quả. Hệ thống những văn bản pháp lý đối với công chức cấp xã nếu được xây dựng có căn cứ khoa học, thường xuyên được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sẽ là yếu tố tác động thuận lợi đến việc quản lý công chức, thực hiện trả lương

và ngược lại. Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhà nước đã ban hành nhiều quy định cụ thể để quản lý cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Đối với công chức cấp xã, nhà nước quy định rõ về việc xác định số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã, phụ thuộc vào quy mô dân số của từng địa phương (xã). Trong đó, những xã có quy mô dân số càng lớn thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã được xác định càng nhiều. Tiêu chí để phân 3 loại cấp xã được căn cứ vào 3 nhóm yếu tố là dân số, diện tích tự nhiên và các yếu tố đặc thù của từng xã, phường, thị trấn (theo vùng khó khăn, xã an toàn khu, cơ cấu lao động, tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ người dân tộc thiểu số, tỷ lệ tín đồ tôn giáo....). Việc quy định pháp lý đối với

số lượng và cơ cấu công chức cấp xã sẽ tác động đến số lượng biên chế công chức của từng xã, đảm bảo có đủ số lượng và chất lượng công chức cấp xã để thực hiện các nhiệm vụ được giao đồng thời giảm việc tăng số lượng công chức cấp xã quá lớn, làm gia tăng gánh nặng trả lương cho công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 66 - 67)