Khả năng tài chính

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 67 - 68)

6. Kết cấu của luận án

2.4.3. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính (ngân sách nhà nước) là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Khả năng tài chính trước hết thể hiện ở nguồn thu ngân sách nhà nước bởi tiền lương trả cho công chức được lấy từ ngân sách nhà nước. Nếu kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách lớn thì khả năng chi ngân sách cho tiền lương công chức sẽ nhiều hơn, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao tiền lương, thu nhập cho công chức. Thứ hai, việc cơ cấu các nguồn chi từ ngân sách như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn để việc hoạch định chính sách tiền công chức. Bởi ngân sách nhà nước phải chi cho rất nhiều hoạt động: chi quốc phòng – an ninh, chi đầu tư phát triển, chi hoạt động thường xuyên (trong đó có chi tiền lương cho công chức). Do đó, việc xác định cơ cấu nguồn chi không hợp lý như chi quá lớn cho quốc phòng – an ninh và đầu tư phát triển và chi quá ít cho hoạt động thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng tiền lương, thu nhập cho công chức. Do đó, cần thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, dành nguồn thích đáng cho cải cách tiền lương. Đề thực hiện được định hướng này cần phải

quán triệt quan điểm trả lương đúng cho cán bộ, công chức là thực hiện đầu tư phát triển. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm của cán bộ, công chức không thấp hơn tốc độ cải thiện về mức thu nhập chung trong xã hội. Đồng thời với việc tăng chi ngân sách cho tiền lương thực hiện đổi mới mạnh mẽ các cơ chế quản lý tài chính, ngân sách liên quan, nghiên cứu triển khai áp dụng khuôn khổ ngân sách trung hạn. Tăng cường tính chủ động của người đứng đầu các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong việc quyết định mức lương cho cán bộ, công chức thuộc trách nhiệm quản lý gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao và yêu cầu cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức trong vi phạm tổng nguồn được ngân sách nhà nước bố trí. Đây cũng là phương thức được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để hướng tới việc hình thành một chế độ tiền lương linh hoạt cho khu vực hành chính. Thứ ba, khả năng huy động các nguồn thu ngoài ngân sách cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chính tiền lương công chức bởi với ngân sách Nhà nước còn “eo hẹo” và chi lương cho công chức chỉ giới hạn trong chi hoạt động thường xuyên thì tiền lương trả cho công chức sẽ không đảm bảo được đời sống của công chức, không kích thích công chức làm việc hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách và có cơ cấu chi ngân sách hợp lý thì Nhà nước cần huy động các nguồn thu khác ngoài ngân sách để trả lương cho công chức như lấy từ các quỹ ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hoặc thậm chí có thể đi vay để trả lương cho công chức trong những thời điểm ngân sách Nhà nước không đảm bảo tiền lương đủ sống cho công chức. Bởi chi lương cho công chức cũng là chi cho đầu tư phát triển nên việc đi vay để trả lương đúng, xứng đáng với những đóng góp của công chức sẽ góp phần kích thích, tạo động lực cho công chức làm việc hiệu quả từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng nguồn thu ngân sách trong tương lai.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 67 - 68)