Quan điểm của Đảng và nhà nước về tiền lương

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 106 - 110)

6. Kết cấu của luận án

3.4.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về tiền lương

Quan điểm của Đảng và Nhà nước là điều kiện tiên quyết cho sự thành bại của chính sách phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong đó có chính sách tiền lương công chức. Kết quả của chính sách tiền lương hiện nay, trước hết thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tiền lương và bản chất tiền lương trong các thời kỳ phát triển của đất nước.

Với lần cải cách tiền lương năm 2004, vượt qua quan điểm tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất sức lao động, Đảng và nhà nước ta coi tiền lương là một khoản đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho sự phát triển. Với quan niệm này, bản chất kinh tế của tiền lương đã được thay đổi về bản chất.

Như vậy, có thể nói rằng về quan điểm của Đảng đã ngày càng tiệm cận gần tới bản chất thực thụ của tiền lương và bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Những quan điểm đó là kim chỉ nam, là nền tảng trong thiết kế và thực thi chính sách tiền lương ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua.

Với quan điểm tiền lương là khoản đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh tiền lương thường xuyên hàng năm thông qua điều chỉnh tiền lương cơ sở, điều chỉnh chế độ chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ. Đối với công chức cấp xã, Đảng và Nhà nước nhận thấy vai trò của công chức cấp xã rất lớn trong việc đưa chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước đến người dân ở các địa phương, có vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và phát triển chính quyền cơ sở nên đã có sự điều chính chính sách tiền lương cho công chức cấp xã theo hướng tích cực, từ chỗ công chức cấp xã chỉ được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí sang trả lương cho công chức cấp xã theo ngạch bậc như công chức cấp huyện, trung ương,…

Để quản lý đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, mỗi nước sẽ xây dựng hành lang pháp lý để việc quản lý được hiệu quả. Đối với Việt Nam, việc quản lý đội ngũ công chức cấp xã được quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019. Trong đó, Luật cán bộ, công chức quy định rõ về các chức danh công chức cấp xã, quyền và nghĩa vụ của công chức cấp xã, quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, đánh giá, phân loại công chức cấp xã. Cụ thể như sau:

Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã

3.Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê;

d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính - kế toán; e) Tư pháp - hộ tịch; g) Văn hóa - xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

4.Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

5.Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Điều 62. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã

1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

2. Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều

động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể khoản này.

Điều 63. Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1. Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. 2.Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.

3.Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã

Việc đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật này đối với cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật, điều lệ có liên quan.

Hộp 3.1. Trích quy định của Luật công chức đối với công chức cấp xã

Về xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã thì được quy định cụ thể trong Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 cụ thể như sau:

Điều 4. Số lượng cán bộ công chức cấp xã

1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể như sau:

a) Cấp xã loại 1: không quá 25 người; b) Cấp xã loại 2: Không quá 23 người;

c) Cấp xã loại 3: không quá 21 người

Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã

Hộp 3.2. Trích quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009

Đến năm 2019, chính phủ ban hành Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019 sửa đổi, bổ sung một quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, số lượng công chức được xác định theo từng xã được điều chỉnh như sau: (Sửa đổi điều 4, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009):

a) Cấp xã loại 1: không quá 23 người;

b) Cấp xã loại 2: Không quá 21 người;

c) Cấp xã loại 3: không quá 19 người

Bên cạnh những quy định về quản lý số lượng, chức danh công chức cấp xã, nhà nước còn ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ nhiệm vụ, quền hạn và cơ cấu tổ chức của của chính quyền các cấp, trong đó có cấp xã. Ngoài các quy định về Luật, nghị định nêu trên, các địa phương còn xây dựng quy chế làm việc cụ thể đối với UBND cấp xã về nguyên tắc làm việc, trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, quan hệ công tác, quản lý và ban hành văn bản,…

Như vậy, để quản lý cán bộ công chức cấp xã, nước ta quy định rất rõ bằng các Luật, các nghị định và các quy chế làm việc cụ thể ở các địa phương. Trong đó, nhà nước đã quy định rất rõ viêc xác định số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã, phụ thuộc vào quy mô dân số của từng xã. Trong đó, những xã có quy mô dân số càng lớn thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã được xác định càng nhiều. Việc quy định chặt chẽ về cơ cấu, chức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã có tác động lớn đến số lượng công chức cấp xã, tránh tình trạng phình to biên chế công chức cấp xã làm tăng quỹ lương từ ngân sách trả cho công chức cấp xã. Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng như nguyên tắc làm việc của của chính quyền cấp xã, quy định cụ thể về đánh giá phân loại công chức

sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc, làm căn cứ để trả lương cho công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 106 - 110)