Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 143 - 151)

6. Kết cấu của luận án

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập của công chức cấp xã

4.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện minh bạch và làm rõ tiền lương, thu nhập của công chức cấp xã; giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương về quản lý, sử dụng và trả lương cho công chức các cấp (trong đó có cấp xã) gắn với định biên biên

chế, gắn với vị trí việc làm và hiệu quả làm việc của công chức. Đồng thời thực hiện các mức trừ lương ứng với mỗi nhiệm vụ không hoàn thành. Thực hiện công khai mức tiền lương, thu nhập ứng với mỗi vị trí việc làm của công chức cấp xã.

Hiện nay, ngân sách nhà nước đang bị thâm hụt do đó việc tăng lương cho công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước “eo hẹp”, cộng với số lượng người hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách lớn đã dẫn đến tiền lương và thu nhập của công chức cấp xã hiện nay rất thấp, thấp hơn mức sống chung bình của xã hội. Bên cạnh đó, việc chi phí hành chính lớn và các khoản thu nhập ngoài lương khó kiểm soát cũng đã góp phần làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc tăng lương cho công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Do đó, việc kiểm tra giám sát chặt chẽ tiền lương, thu nhập của công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng đồng thời giảm các chi phí hành chính, các khoản chi ngoài lương sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, từ đó có điều kiện tăng tiền lương, thu nhập cho công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng.

4.2.3.2. Nội dung giải pháp

Bên cạnh các giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương nhằm đảm tính công bằng và hợp lý trong tiền lương của công chức cấp xã thì Nhà nước cần thực hiện các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ tiền lương, thu nhập của công chức cấp xã. Đó là:

- Một là, phân cấp quản lý tiền lương và thu nhập theo hướng trao quyền tự chủ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc sử dụng và trả lương cho công chức tại địa phương (tỉnh, huyện, xã)

Theo chính sách tiền lương hiện nay, công chức có cùng chức danh nhưng làm việc ở các địa phương khác nhau thì hưởng lương như nhau. (trừ một số nơi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì hưởng phụ cấp khu vực ít ỏi). Tiền lương của công chức trung ương và công chức địa phương đều được hưởng từ một “túi” chung đó là ngân sách nhà nước. Chính quy định này khiến cho hệ thống tiền lương hiện nay mang tính cào bằng, sơ cứng và thiếu linh hoạt. Điều này tạo ra những hệ lụy sau:

(1) Thúc đẩy tiêu cực trong thu, chi và sử ngân sách địa phương và tạo cơ hội cho tham nhũng quy mô lớn và thất thu ngân sách. Nhiều địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lào Cai… có nhiều thuận lợi về

nguồn lực phát triển hơn các địa phương khác hoặc có hệ thống hành chính tốt hơn các địa phương khác. Kết quả là kinh tế phát triển nhanh và mạnh hơn nhiều so với các địa phương khác. Công việc của công chức ở các địa phương này vì vậy cũng vất vả, có nhiều áp lực hơn, đòi hỏi phải có trình độ cao hơn. Trong khi đó, mặt bằng sinh hoạt và giá cả ở các địa phương này cũng cao hơn các địa phương khác. Trong thực tế, chính quyền vẫn phải tìm cách để đảm bảo cho công chức của mình đủ sống. Do đó, xảy ra tình trạng một số địa phương đã cố tình làm sai, báo cáo sai về tình trạng thu, chi và sử dụng ngân sách. Mục đích là để có thêm ngân sách bù đắp cho phần thu nhập thiếu hụt của công chức. Việc này có thể gây những thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia và tiếp tay cho tham nhũng quy mô lớn.

(2) Tạo ra một đội ngũ công chức làm việc không động lực – không áp lực và khích lệ thói tham nhũng vặt trong đội ngũ công chức địa phương. Việc trả lương cào bằng và sơ cứng làm giảm động lực công chức ở địa phương. Chẳng hạn, cán bộ tư pháp của một phường ở Hà Nội thường tốt nghiệp đại học chính quy đúng chuyên ngành, có khả năng giao tiếp và xử lý công việc tốt, làm việc vất vả gần như hết toàn bộ thời gian tám giờ hành chính. Trong khi đó, cán bộ tư pháp của một xã ở Sơn La, thường có trình độ thấp hoặc rất thấp, công việc rất ít áp lực. Rõ ràng, khi đó người cán bộ tư pháp ở Hà Nội xứng đáng hưởng mức lương lớn hơn nhiều lần so với cán bộ tư pháp ở nông thôn Sơn La. Tuy nhiên, theo chính sách hiện nay, họ hưởng lương như nhau. Điều này khiến cho người cán bộ tư pháp cấp xã ở Hà Nội mất động lực phục vụ nhân dân và phải tìm mọi cách để tăng thu nhập cho đủ sống. Trong khi cán bộ tư pháp xã ở Sơn La chẳng cần cố gắng cũng có lương cao và ngồi chờ để tăng lương theo định kỳ.

Trong thực tế, mỗi địa phương có một nguồn lực, một điều kiện khác khác nhau. Tuy nhiên, với chính sách lương hiện nay, ở cả những địa phương có điều kiện phát triển tốt và những địa phương có hoàn cảnh khó khăn thì công chức đều bị mất động lực làm việc và chỉ chú tâm đến việc chạy chức chạy quyền nhằm hướng tới những đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy cần phải tách biệt chính sách lương của công chức thành hai hệ thống .(1) công chức trung ương: Hưởng lương từ ngân sách nhà nước; (2) công chức địa phương: Hưởng lương từ ngân sách địa phương (đối với những địa phương khó khăn sẽ được hỗ trợ của ngân sách nhà nước). Giao cho

Chính quyền địa phương toàn quyền trong việc sử dụng và trả lương cho công chức dựa trên nhũng quy định chung của Nhà nước, đảm bảo tiền lương của công chức phù hợp và xứng đáng với điều kiện của mỗi địa phương khác nhau.

- Hai là, thực hiện các cơ chế giám sát hiệu quả nhằm xóa bỏ cơ chế xin cho, đặc quyền, đặc lợi trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức các cấp, có chế tài mạnh với những hành vi sách nhiễu nhân dân, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người công chức..

Với chính sách hiện nay, tiền lương của công chức thấp hơn tiền lương khu vực thị trường và công chức không sống được bằng lương. Đặc biệt là công chức cấp xã. Tiền lương theo ngạch, bậc không đủ sống dẫn đến công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng đã tìm mọi cách để có các khoản thu nhập ngoài lương, kể cả việc “sách nhiễu” nhân dân, giải quyết các thủ tục gây khó khăn, phiền hà với người dân.

Các khoản thu nhập không chính đáng thường có quy mô lớn và đều bắt nguồn từ cơ chế đặc quyền, đặc lợi của một bộ phận công chức ở một số ngành và địa phương. Những khoản thu nhập này gắn với vị trí công việc chứ không phải do nỗ lực cá nhân. Hệ quả là nạn tham nhũng phát triển mạnh, nguồn tài nguyên và ngân sách quốc gia bị thâm hụt.

Do đó, trong thời gian tới Nhà nước cần thực hiện đồng bộ những cơ chế giám sát hiệu quả, quy định lại chức năng nhiệm vụ, minh bạch thông tin để chống lại nạn đặc quyền đặc lợi trong thực thi công vụ. Đối với những cán bộ, công chức làm sai, phải kiên quyết loại bỏ ngay dù chưa tìm ra bằng chứng tiếp tay, thông đồng hay nhận hối lộ. Khi tìm ra bằng chứng thì sẽ xử lý nghiêm minh theo luật hình sự.

- Ba là, khoán chi công vụ và tiền tệ hóa các khoản chi hiện vật đối với cán bộ công chức.

Việc khoán chi công vụ theo định mức đã được thực hiện thí điểm và thu được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, cần thực hiện giảm các khoản chi phí hành chính xuống mức nhất sẽ có ý nghĩa tăng thu nhập đối với công chức.

Do đó, cùng với các biện pháp quản lý tiền lương, thu nhập khác thì cần tăng cường việc khoán chi công vụ và tiền tệ hóa các khoản chi công vụ bằng hiện vật và

giảm chi phí hành chính. Việc này vừa có ý nghĩa chống lãng phí, vừa tăng thu nhập cho công chức lại vừa hạn chế được tham nhũng và tạo sự thông thoáng cho thị trường.

- Thứ tư, đẩy nhanh việc thực hiện chính phủ điện tử nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng trong thi hành công vụ

Đẩy nhanh việc xây dựng và thực hiện chính phủ điện tử không chỉ giúp giảm bớt số cán bộ công chức mà là giải pháp quan trọng nhằm làm thông thoáng hệ thống hành chính và là biện pháp tốt nhằm hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh đối với nhân dân của nhiều cán bộ, công chức.

Thực hiện chính phủ điện tử, các thủ tục, biểu mẫu được công khai trên mạng Internet. Doanh nghiệp và công dân có thể ngồi tại văn phòng hay nhà riêng để kê khai, nộp hồ sơ, chứng từ… Công dân không gặp mặt trực tiếp công chức và mọi thông tin trao đổi đều được lưu trữ, công khai trên mạng. Điều này có những ý nghĩa cơ bản sau:

Công chức không thể vòi vĩnh hay cố tình gây những khó khăn cho người đi làm thủ tục hành chính. Việc mặc cả giữa đôi bên trở nên khó hơn.

Người dân có muốn đưa “phong bì” cho người thi hành công vụ cũng khó hơn. Việc kê khai thủ tục hành chính trên mạng Internet còn giúp cấp trên có thể giám sát được việc thi hành công vụ của công chức, những người trực tiếp tiếp xúc với dân.

Việc thanh toán chi phí được tiến hành thông qua chuyển khoản.Việc này sẽ thúc đẩy việc sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán thay cho tiền mặt.

Do đó, việc xúc tiến các thủ tục hành chính thông qua mạng Internet vừa tiết kiệm, vừa thông thoáng mà lại hạn chế được tình trạng tham nhũng của công chức. Nhất là những người trực tiếp làm việc và giao tiếp với nhân dân.

- Thứ năm, tăng cường giáo dục đối với công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng về đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết sa thải và có hình phạt thích đáng đối với những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng dù là nhỏ nhất

Hiện nay, lương chính thức của công chức thấp hơn so với mức thu nhập tương ứng ngoài thị trường. Tại các thành phố lớn, lương cấp xã (phường) không đủ sống. Những khó khăn trong cuộc sống và sự lỏng lẻo trong quản lý dẫn tới hiện tượng vòi

vĩnh, hạch sách, chung chi… trong thi hành công vụ diễn ra khá phổ biến. Điều đáng nói là các vụ tham nhũng nhỏ lẻ thường bị bỏ qua hoặc xử lý chiếu lệ. Trường hợp nặng hơn thì thi hành kỷ luật ở các mức độ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức. Ít khi công chức bị sa thải. Cách xử lý như vậy không đủ sức răn đe và tự nó trở thành các tiền lệ khuyến khích những người khác tái phạm với quy mô ngày càng lớn.

Để đảm bảo các công chức có định hướng phát triển đúng đắn, Chính phủ cần tăng cường các biện pháp giáo dục, thậm chí phải đưa vào nội dung thi tuyển các bài kiểm tra về tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, khi phát hiện các hiện tượng tham nhũng của công chức, dù là nhỏ cũng phải có hình thức kỷ luật thích đáng.

4.2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

* Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm giảm chi phí hành chính và giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ đó có điều kiện tăng lương cho công chức.

Trong điều kiện ngân sách có hạn, để đảm bảo tăng lương cho công chức đến ngưỡng đủ để trở thành động lực lao động thì định hướng giải pháp quan trọng nhất là tiếp tục mạnh mẽ tiến trình cải cách hành chính nhằm làm giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong đó, cần tập trung vào những khâu trọng yếu sau:

- Rà soát lại cơ chế quản lý hành chính làm cơ sở tiến hành cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, trùng chéo. Coi người dân, doanh nghiệp là khách hàng của nền công vụ. Thực hiện biện pháp này vừa khơi thông các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, kinh phí của nhân dân đồng thời cho phép tinh giảm bộ máy. Để thực hiện giải pháp này, trước mắt các cơ quan nhà nước cần được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến ( ISO 9000 chẳng hạn)

- Kiên quyết sắp xếp lại bộ máy quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương. Trong thời gian qua, việc cải cách hành chính tuy có tiến hành nhưng còn chậm và thiếu kiên quyết. Tổ chức bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, trùng lặp nhiều chức năng, thậm chí thiếu nhất quán đã cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, giảm động lực phát triển. Từ thực tế này, để kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước với ý thức phục vụ và hỗ trợ trực tiếp cho cải cách tiền lương, tránh sự căng thẳng quá mức và quá tải về quỹ lương, xu hướng tất yếu là phải giảm bớt số lượng cơ quan,

đầu mối mà có sự trùng lặp, chồng chéo giữa hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và đoàn thể. Tại mỗi cơ quan cụ thể thuộc tất cả các hệ thống cũng cần thực hiện việc sắp xếp lại bộ máy, giảm bớt các đầu mối, các bộ phận chức năng không cần thiết. Có thể nói đây là giải pháp có tính đột phá để thực hiện tinh giảm biên chế nhằm giảm bớt số người hưởng lương từ ngân sách.

* Thứ hai, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhằm tiết kiệm các nguồn lực trên cơ sở tăng quyền tự chủ cho các địa phương trong quản lý, đánh giá và trả lương cho công chức.

Việc mở rộng khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã được chính thức thực hiện từ khi có Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tiếp đến năm 2005, chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đối với cấp xã, Việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính của cấp xã, phường thị trấn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐ- CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính, cụ thể:

- Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

- Về xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cấp xã, phường, thị trấn: tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị định này và căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không

chuyên trách ở cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về phương

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 143 - 151)