Điều 29 Luật người khuyết tật 2010 và Nghị định 28/20/NĐ-Cp

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 28 - 29)

28

tỉnh đều chưa có thiết kế đảm bảo tiếp cận cho học sinh khuyết tật [13, p. 5]. Kể cả với công trình mới cũng không có thiết kế xây dựng tuân thủ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng cho người khuyết tật tiếp cận” (QCVN 10:2014/BXD).

34. Mặc dù hầu hết các trường học được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho các lớp học và phòng chức năng, nhưng trang thiết bị tiếp cận cho học sinh khuyết tật ở các trường học hòa nhập còn thiếu, đặc biệt đối với những học sinh có khuyết tật về thể chất. Hầu hết các trường trong khảo sát đều sử dụng bàn liền ghế và không điều chỉnh chiều cao được. Ở một số trường học, tuy bàn ghế được tách rời và có thể được sắp xếp phù hợp cho học sinh khuyết tật nhưng tất cả các bàn ghế không thể điều chỉnh được độ cao thấp nên học sinh dùng xe lăn không thể sử dụng được [13, p. 5].

35. Thiết bị học tập đặc thù như chữ nổi Braille, dụng cụ hỗ trợ thị lực và vận động, sách, băng hình/sách ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khuyết tật nghe nói... chưa được quản lý và theo dõi một cách hệ thống. Hiện chưa có quy định danh mục tối thiểu bắt buộc nên việc cung cấp và quản lý thiết bị hỗ trợ đặc thù cho trẻ khuyết tật còn bị bỏ ngỏ, dẫn đến việc thiếu trang thiết bị cơ bản đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ em khuyết tật. 36. Ứng dụng CNTT chưa được khuyến khích đưa vào các hoạt động giáo dục chính thống mặc dù CNTT đã được nghiên cứu có thể hỗ trợ tích cực cho trẻ có khuyết tật đặc biệt và có giao tiếp đặc thù. Người khiếm thị, khiếm thính cần nhiều trợ giúp về CNTT để tiếp cận tài liệu học tập ở các bậc học cao hơn.

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)