Điều Luật Bảo hiểm y tế 2009 sửa đổi bổ sung 2014 14 Tính từ ngày 1/7/

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 31 - 32)

31

người không khuyết tật [2, p. 239]. Mức sống thấp, phải chi trả nhiều chi phí cho quá trình khám bệnh chữa bệnh (đặc biệt là chi phí điều trị lâu dài) cùng với việc không có BHYT hỗ trợ chi phí khám bệnh chữa bệnh là nguyên nhân chính ngăn cản người khuyết tật nhẹ không thực hiện được quyền chăm sóc sức khỏe bình đẳng như những người khác.

38. Về phạm vi chi trả BHYT đối với nhóm người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, hiện nay mới chỉ chi trả một số dịch vụ cơ bản mà chưa bao gồm những dịch vụ kỹ thuật cao hay các dụng cụ đặc thù cho người khuyết tật.15 Cụ thể, những dụng cụ chỉnh hình PHCN như chân tay giả, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN lại thuộc danh mục không được hưởng BHYT,16trong khi những dụng cụ trợ giúp đó có thể tác động lớn đến khả năng của người khuyết tật khi tham gia vào xã hội.17 Hoặc các dịch vụ can thiệp tâm lý cho người khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần không nằm trong danh mục được BHYT chi trả, do vậy cho dù được cấp BHYT miễn phí, nhưng người khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần vẫn phải trả tiền khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, xã hội trong khoảng thời gian dài, thậm chí là cả đời. Hơn nữa, người khuyết tật thần kinh, tâm thần cần điều trị dài ngày nhưng phạm vi thanh toán của BHYT chỉ trả viện phí khi người khuyết tật nằm điều trị nội trú trong bệnh viện 24/24 giờ, hoặc chỉ chi trả điều trị nội trú ban ngày đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền và như vậy, người khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần khó có thể vừa điều trị, vừa hòa nhập cộng đồng vì không có thời gian tương tác với môi trường bên ngoài. Điều này làm giảm khả năng sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội của người khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và PHCN.

39. Phạm vi hưởng BHYT còn chồng chéo khi người khuyết tật thuộc diện được cấp BHYT miễn phí dành cho người khuyết tật nhưng vẫn phải chi trả chi phí mua BHYT bắt buộc khi tham gia lao động.18 Việc này vừa ảnh hưởng đến quyền lợi và quyền chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật, vừa gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng tham gia BHYT khi một người có đến hai thẻ BHYT thuộc hai đối tượng khác nhau.

Người khuyết tật chưa tiếp cận được một cách đầy đủ và phù hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả cơ sở vật chất cũng và các dịch vụ hỗ trợ khác

15 Thông tư 35/2016/TT-BYT, Thông tư 50/2017/TT-BYT, Thông tư 37/2018/TT-BYT 16 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2009 sửa đổi 2014 16 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2009 sửa đổi 2014

17 Theo Điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2016, gần 6% người lớn gặp khó khăn khi đi bộ nếu không có công cụ trợ giúp, nhưng nếu có công cụ trợ giúp thì tỉ lệ này giảm xuống còn 1,46% cụ trợ giúp, nhưng nếu có công cụ trợ giúp thì tỉ lệ này giảm xuống còn 1,46%

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)