Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong nữ CNVCLĐ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 45 - 46)

Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

31 Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam kỳ họp thứ X (khoá X) đã quyết nghị lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang để triển khai tuyên truyền, học tập, rèn luyện trong toàn thể cán bộ, hội viên tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang để triển khai tuyên truyền, học tập, rèn luyện trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ.

45

chính trị, kinh tế và xã hội hầu như không có. Mặc dù đây là một trong những nội dung cần thiết nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện mục tiêu chung của toàn cầu cũng như mục tiêu kế hoạch triển khai chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.32

Phòng, chống bạo lực giới đối với phụ nữ khuyết tật

71. Bạo lực giới (trong đó bao gồm hình thức bạo lực tình dục) đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) ước tính rằng: “Người khuyết tật có nguy cơ cao gấp 3 lần so với những người không khuyết tật trong việc trở thành nạn nhân của bạo lực và bạo lực tình dục” [24], đặc biệt là phụ nữ khuyết tật và trẻ em gái khuyết tật do họ phải chịu sự phân biệt đối xử “kép”. Một báo cáo khảo sát về tình hình bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tại 02 quận/huyện cũng đưa ra một con số đáng báo động: cứ 10 phụ nữ khuyết tật, trẻ em gái khuyết tật thì có 04 người đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục từ trước tới nay [25].

72. Hiện nay, Việt Nam đã hình thành khung pháp lý cơ bản gồm các chính sách về phòng, chống bạo lực giới, đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ khuyết tật và trẻ em gái khuyết tật.33 Tuy nhiên, vấn đề phòng, chống bạo lực giới còn bộc lộ một số hạn chế cả về nội dung chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành chính sách, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ khuyết tật.

73. Thứ nhất, thiếu định nghĩa về bạo lực giới và các định nghĩa khác có liên quan. Mặc dù Luật bình đẳng giới năm 2006 đã quy định bạo lực giới là một hành vi bị nghiêm cấm (khoản 3 Điều 10), tuy nhiên, chính Luật này và một loạt văn bản pháp luật khác có nội dung liên quan đều không có định nghĩa hay mô tả cụ thể nội hàm của các hành vi bạo lực giới34 ở các cấp độ khác nhau, dẫn đến khó khăn cho chính các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhận diện, vận dụng các quy định phòng, chống bạo lực trong lĩnh vực này.

74. Thứ hai, chế tài xử phạt đối với một số hành vi liên quan đến bạo lực giới chưa đủ sức răn đe, thiếu phân định các chế tài cụ thể đối với một số hành vi bạo lực giới. Ví dụ, các hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay hành vi cưỡng

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 45 - 46)