Như Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Hôn nhân gia đình năm 2014; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011.

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 47 - 48)

2007; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011.

38 Xem nội dung trả lời chất vấn đại biểu QH của Bộ Trưởng Bộ LĐTBXH tại phiên họp 06/8/2019 của Quốc hội: https://www.nguoiduatin.vn/nhuc-nhoi-van-de-tro-giup-cho-nguoi-khuyet-tat-phu-nu-tre-em-bi-bao-hanh- https://www.nguoiduatin.vn/nhuc-nhoi-van-de-tro-giup-cho-nguoi-khuyet-tat-phu-nu-tre-em-bi-bao-hanh-

a444551.html

39 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011; Nghị định số 103/2017/NĐ-CP 103/2017/NĐ-CP

47

điểm tại thành phố lớn. Cụ thể, mô hình Ngôi nhà bình yên do Trung tâm Phụ nữ và phát triển trực thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã cung cấp các dịch vụ tương đối toàn diện, nhưng hiện nay Trung tâm này cũng mới chỉ xây dựng được 03 Ngôi nhà bình yên tại Hà Nội và Cần Thơ [26]. Do đó, các nạn nhân ở địa phương xa các thành phố lớn nói trên không thể hoặc rất khó trong việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp của mô hình này, nhất là với phụ nữ khuyết tật.

79. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ khuyết tật: Hiện nay ở Việt Nam, khung pháp lý liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật về cơ bản là đầy đủ40 Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật còn ít và chưa tiếp cận. Cụ thể, số phụ nữ khuyết tật được tiếp cận các kiến thức về sức khoẻ sinh sản là 19% và tập trung vào nhóm phụ nữ khuyết tật dưới 30 tuổi [10]. Theo Báo cáo nghiên cứu Xóa bỏ kỳ thị - Quan điểm và đánh giá của người khuyết tật, có 78% số người khuyết tật chưa bao giờ đi khám hay tư vấn về sức khoẻ tình dục và số người chưa từng đi khám hay tư vấn sức khoẻ sinh sản chiếm tỷ lệ ở mức cao – 76%. Một trong những lý do của tình trạng này là do cơ sở y tế không tiếp cận (vật lý hay thông tin) với người khuyết tật. Hình thức phổ biến thông tin về sức khỏe sinh sản chủ yếu là qua các phương tiện chính thống như: sách báo; internet; truyền hình; các lớp tập huấn. Trong khi các thành viên trong gia đình có xu hướng lảng tránh hoặc không đề cập vấn đề này đối với người khuyết tật.

80. Quyền của phụ nữ khuyết tật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: Pháp luật VN đã có các quy định nhằm bảo vệ quyền của NKT trong lĩnh vực này nhưng chỉ đưa ra nguyên tắc mà chưa cụ thể hóa thành các quy định rõ ràng [27, p. 10].41 Do những định kiến nặng nề từ xã hội mà một bộ phận không nhỏ phụ nữ khuyết tật gặp phải nhiều khó khăn trong việc kết hôn và sinh con. Phụ nữ khuyết tật khó kết hôn hơn nam giới gấp ba lần vì những quan niệm: phụ nữ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong việc sinh nở, di truyền khuyết tật đến đời sau; không có điều kiện kinh tế cao để xây dựng mái ấm, chăm sóc con cái… Mặt khác, kể cả khi họ đã lập gia đình thì phụ nữ khuyết tật lại tiếp tục gặp rào cản từ gia đình và xã hội khi muốn sinh con. Kết quả khảo sát cho thấy 13,4% số phụ nữ khuyết tật không được khuyến khích sinh con, 7,5% bị phê phán vì muốn sinh con và 6% bị cấm sinh con. Bên cạnh đó, chỉ có khoảng 20% số người trong nhóm thảo luận cho biết địa phương họ có triển khai một số hoạt động bao gồm tư vấn

40 Liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật có các văn bản pháp luật quan trọng sau: Luật Người khuyết tật năm 2010; Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm khuyết tật năm 2010; Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Quyết định số 1019/QĐ-TTg;

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 47 - 48)