Điều 7, Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006.

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 49 - 50)

49

cấp quốc gia), bổ sung các chỉ tiêu hoặc phân tổ thống kê cần thiết về bình đẳng giới, bạo lực giới đối với đối tượng là phụ nữ khuyết tật, trẻ em gái khuyết tật.

Phần 2: Quyền của trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật với quyền được bảo vệ khỏi xâm hại và phân biệt đối xử

81. Luật trẻ em năm 2016 đã đưa ra các định nghĩa chính thức về xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em… đồng thời cũng nêu rõ các quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động, không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt. Trẻ em khuyết tật là nhóm được bảo vệ đặc biệt theo các quy định của Luật này và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam (có hiệu lực từ 2017) cũng quy định một loạt điều khoản với những chế tài khá nghiêm khắc áp dụng với chủ thể xâm hại trẻ em, đặc biệt là các tội liên quan đến bạo lực, bạo lực tình dục.43

82. Tuy có khá đủ công cụ pháp lý, nhưng trên thực tế, trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục cao gấp 3 - 4 lần so với trẻ em không khuyết tật. Nguy cơ bị xâm hại tình dục còn cao hơn đối với trẻ em câm điếc và trẻ em khuyết tật trí tuệ [28]. Tuy nhiên, trong các báo cáo của quan nhà nước về bảo vệ trẻ em tại Việt Nam đều chưa có số liệu thống kê tỉ lệ trẻ em khuyết tật bị xâm hại tình dục trong tổng số các vụ trẻ em bị xâm hại. Bên cạnh đó, trẻ em khuyết tật bị phân biệt đối xử tại nhà trường ở nhiều mức độ khác nhau, từ trực tiếp bị bạn bè bắt nạt đến sự thiếu thông cảm, sẻ chia từ phía các phụ huynh học sinh. Điều này dẫn đến những tổn thương lâu dài về tinh thần của trẻ em khuyết tật. Trẻ em khuyết tật cũng thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ xâm hại đến sự an toàn của mình như bị dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em khuyết tật đi lang thang, ăn xin để trục lợi [6].

83. Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, bạo lực tình dục như các cơ sở trợ giúp xã hội và Tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 [11, p. 25]. Tuy nhiên những dịch vụ trợ giúp này chưa có phương thức tiếp cận phù hợp với trẻ em khuyết tật. Điển hình là không phải nhân viên trợ giúp xã hội nào cũng biết hoặc hiểu hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp được với trẻ khuyết tật nghe, nói. Hạn chế này tương tự đối với tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em khi đang triển khai theo phương thức nghe-gọi, không có hình thức gửi tin nhắn hoặc hình thức kết nối trực tuyến (video call).

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 49 - 50)